Là một bệnh truyền nhiễm lây lan trên toàn thế giới có thể dẫn đến cái chết của 700.000 người và gây thiệt hại kinh tế hàng năm là 500 tỷ USD. Nghiên cứu này áp dụng một mô hình lý thuyết để tính toán số người tử vong và thiệt hại kinh tế dự kiến trong các kịch bản đại dịch hiếm gặp.
Như vậy sự tác động của đại dịch đến đời sống của con người, đến nền kinh tế của toàn thế giới là không hề nhỏ. Thiệt hại từ rủi ro đại dịch tương đương với mức độ thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Điều này khiến cho chúng ta thấy cần phải có các chính sách, đầu tư quốc gia và sự hợp tác quốc tế của các nước để chuẩn bị, phòng ngừa đại dịch.
Những hệ quả từ đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế Đối với nền kinh tế toàn cầu Đại dịch đã khiến nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái nghiêm trọng trong giai đoạn đầu với hầu hết các nước, hầu hết các nhà phân tích nhận định rằng, năm 2020 là năm “gục ngã” của nền kinh tế toàn cầu với GDP suy giảm tới 4,4% so với năm 2019, thậm chí, có nghiên cứu còn cho rằng, mức suy giảm có thể lên trên 5,2%. Thiệt hại nặng nề nhất là ở các nước phát triển, với mức suy giảm trong tăng trưởng thường ở mức từ 6% trở lên, thậm chí, một số nước như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha mức suy giảm trên 11% (Thúy Vi, 2020). Để ngăn chặn đà suy thoái kinh tế sâu, hầu hết các nước tung ồ ạt các gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ với quy mô rất lớn nên đà suy thoái ở nhiều nước được chặn lại, thậm chí, một số nước đạt được tốc độ tăng trưởng GDP khá ấn tượng như Mỹ đạt 5,7% (Lê Ánh, 2022), Anh đạt xấp xỉ 7,5% (Thanh Hương, 2022), Đức đạt 2,7% (Ngọc Trang, 2021), Pháp đạt 7% (Thu Hà, 2022), Nhật Bản đạt 1,7% (Nguyễn Thanh Nga, 2022), Trung Quốc đạt 8,1% (Thạch Bình, 2022)...
Đối với Việt Nam Với nền kinh tế có mức độ mở cửa cao, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra khiến chuỗi sản xuất toàn cầu bị đứt gãy, các hoạt động kinh tế của Việt Nam chịu các cú sốc cung cầu nghiêm trọng, với hệ quả tất yếu là tăng trưởng suy giảm rất mạnh, chỉ còn đạt mức 2,91% năm 2020. Tuy đây vẫn là mức tăng trưởng dương nhưng là mức tăng trưởng GDP thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm đạt được “mục tiêu kép” vừa ngăn chặn đại dịch, vừa phát triển kinh tế. Thực tiễn cho thấy, những chủ trương và giải pháp được triển khai đã phát huy tác động tích cực trong hoạt động kinh tế với tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2021 đạt 5,64% (Nhật Quang, 2021). Tuy vậy, do dịch bệnh bùng phát dữ dội tại hàng loạt các địa phương, đặc biệt là tại đầu tàu tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3/2021 buộc Chính phủ phải tiếp tục thực thi giãn cách xã hội, hệ quả là cho dù các biện pháp tài khóa và tiền tệ đã được triển khai nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục bị suy giảm, chỉ đạt 2,58%.