Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Ngày cuối cùng của chiến tranh” của Vũ Cao Phan

Phân tích nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Ngày cuối cùng của chiến tranh” của Vũ Cao Phan
1 trả lời
Hỏi chi tiết
726
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong truyện ngắn "Ngày cuối cùng của chiến tranh" của Vũ Cao Phan, nhân vật "tôi" được mô tả là một người lính trẻ tuổi đang tham gia vào cuộc chiến tranh. Anh ta được miêu tả là một người trẻ, tinh nghịch và đầy nhiệt huyết, nhưng cũng đầy nỗi sợ hãi và lo lắng trước những khó khăn và nguy hiểm trong cuộc chiến.

Nhân vật "tôi" trong truyện là người chứng kiến những cảnh tàn khốc của chiến tranh, những mất mát và đau thương không thể nào quên. Anh ta phải đối diện với sự chết chóc, tàn bạo và những quyết định khó khăn trong cuộc chiến, đồng thời cũng phải đối mặt với bản thân mình và những giá trị đạo đức của mình.

Nhân vật "tôi" được mô tả qua góc nhìn của chính anh ta, qua những suy tư, cảm xúc và trải nghiệm trong cuộc chiến. Anh ta trải qua những biến cố, những thăng trầm trong tâm hồn và tâm trí, từ sự hồn nhiên và ngây thơ ban đầu đến sự chán nản và mất niềm tin vào cuộc sống sau những trải nghiệm đau thương.

Nhân vật "tôi" trong truyện ngắn "Ngày cuối cùng của chiến tranh" của Vũ Cao Phan là hình ảnh của những người lính trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết nhưng cũng đầy nỗi sợ hãi và lo lắng trước cuộc chiến tranh. Anh ta là biểu tượng cho sự mâu thuẫn, đau đớn và hy vọng trong một thời kỳ đen tối của lịch sử.
2
0
Ngọc Nguyễn
10/03 22:58:06
+5đ tặng

Ngày cuối cùng của chiến tranh được viết năm 1995, khi chiến tranh đã lùi xa được 20 năm. Tác phẩm mang đậm hơi thở của hiện thực nhưng không phải là bản tổng kết về chiến tranh, không phải là sản phẩm của quá khứ cũng không phải là sản phẩm của một thời, nó có tính thời đại. Truyện ngắn ấy như được viết hôm qua và nó cứ thế như được viết dành cho tương lai. Câu chuyện đã thể hiện những bài học ý nghĩa về tình người còn sót lại trong chiến tranh, để đến bây giờ vẫn đọng lại dư vị trong lòng người đọc.

      Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh một đoàn quân giải phóng thủ đô vào thăm một cô nhi viện để tìm căn cứ địa chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công giải phóng thủ đô mùa xuân năm 1975. Sự lấm lét của các cô nhi viện ở đây khiến trung đoàn giải phóng thủ đô nghi ngờ rằng nơi đây có cất giữ tàn quân của địch. Kết thúc câu chuyện vô cùng bất ngờ khiến người đọc cảm động về tình người còn sót lại trong chiến tranh. Hóa ra đằng sau thái độ lấm lét, giấu diếm của các ma sơ là câu chuyện đầy cảm động về tình người: các ma sơ đang dấu những đứa trẻ là con lai bị bỏ rơi trong chiến tranh để dạy dỗ, nuôi nấng chúng. Người đọc bất ngờ bởi những người lính cách mạng không giết hay làm hại những đứa trẻ mà lấy sữa cho chúng uống. Người trung đội trưởng còn rớt nước mắt khi chứng kiến những đứa trẻ đáng thương ở đây. Và đối xử với chúng đầy tình người, ấm áp và chân thành.

      Với cốt truyện đó câu lần lượt triển khai nghi ngờ của bộ đội với các ma sơ. Những sơ hở liên tục xảy ra: ma sơ không hành lễ trong suốt ngày dài, có một phòng luôn khóa trái cửa, ma sơ luôn lo lắng lấm lét giấu diếm, lo sợ khi bị bộ đội hỏi han. Chính thái độ giấu diếm này khiến các lính bộ đội nghi ngờ rằng các ma sơ đang dấu địch trong nhà thờ. Các trinh sát của chúng ta cũng khá nhạy bén khi phát hiện những điểm bất thường của các ma sơ. Và nhanh chóng triển khai phương án tác chiến để giải tỏa những mối nghi ngờ, lo sợ khi có địch trong nhà thờ.

      Đêm khuya, bộ đội bí mật theo dõi các ma sơ “một bóng đen đang đến” và hầu như án binh bất động ở gốc cây, bóng đen nhảy lên bậc thềm và bước hụt rồi ngã sõng soài, rồi biến mất. Rồi hình ảnh một chiếc cạp lồng cơm đổ đầy ở gốc cây khiến nghi ngờ càng được đẩy lên cao trào, các ma sơ thì lóng ngóng chả ngồi yên, ma sơ giám đốc gần như giấu mặt, tất cả giống như một sự đồng lõa để tố cáo có kẻ địch đang ở đây. Kịch tính càng đẩy đến cao trào và cuối cùng nút thắt được mở đằng sau sự giấu giếm ấy chính là sự bất chấp tính mạng để bảo vệ sự an toàn cho những đứa trẻ lai. 

      Mọi mối nghi ngờ được giải tỏa hoàn toàn, người đọc cũng thở phào nhẹ nhõm vì không phải các ma sơ bán nước, giấu giếm kẻ địch mà chỉ vì lòng thương hại muốn bảo vệ tâm hồn non nớt của những đứa trẻ đáng thương, vô tội. Câu chuyện thấm đẫm giá trị và ý nghĩa nhân văn chính là vì thế. Ngay trong hoàn cảnh chiến tranh, những ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh nhưng con người vẫn vượt lên trên nỗi sợ hãi đó để bảo vệ những đứa trẻ không quen biết. Người lính bộ đội chỉ nhìn thấy những đứa trẻ ấy cũng cảm động, thương xót mà rơi nước mắt, đó chẳng phải là tình người ấm áp bàng bạc trong tác phẩm hay sao? Cảm hứng nhân đạo của tác phẩm chính là ở chỗ đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo