Dàn ý nghị luận về ô nhiễm môi trườngA. Mở bài
- Gần đây, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đang rầm rộ đưa tin về hiện tượng cá chết hàng loạt ở các vùng biển duyên hải miền Trung. Điều này dẫn tới nhiều lo ngại trong dân chúng về cuộc sống ngày càng kém chất lượng hơn.
- Cá chết hàng loạt không chỉ tạo nên cảnh cực khổ nhọc nhằn với miếng cơm manh áo của dân chài miền Trung quanh năm bám biển mà còn nữa là câu chuyện làm sao để giữ cảnh quan thiên nhiên dưới tay "tử thần" khi mà biển biến thành "biển đen", "biển chết" vì ô nhiễm ngày càng thêm nặng nề.
B. Thân bài
a. Giải thích vấn đề
- Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân loại, cụ thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Biển là một bộ phận của môi trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại trong môi sinh biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và tạo ra những vấn đề xấu với con người.
b. Thực trạng
- Hiện nay, việc cá chết hàng loạt ở khắp các tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị mỗi ngày lại thêm những diễn biến phức tạp. Nguyên nhân vẫn chưa được công khai chính thức trong dư luận vì vậy sự hoang mang của xã hội ngày càng tăng dần lên.
- Dẫn chứng
- Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này.
- Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn.
- Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển.
- 10 tấn rác thải "tấn công" vịnh Nha Trang mỗi ngày.
- Chỉ trong mấy ngày qua bờ biển tỉnh Hà Tĩnh chứng kiến hai sự cố mà tác nhân chủ yếu đến từ ô nhiễm môi trường ven bờ biển. Từ ngày 2 - 3, hơn 50ha nghêu thương phẩm vùng bờ biển bãi ngang hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên chết dạt đến gần 90% chưa có biện pháp khắc phục hậu quả thì ngay sau đó sò lông, ốc hương tự nhiên chết theo sóng biển tấp vào đầy nghẹt bờ cát ven bờ huyện Kỳ Anh, dọn không xuể.
c. Nguyên nhân
- Do ý thức kém của con người.
- Do hiện tượng cực đoan của xã hội.
- Sự quản lí của nhà nước: hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí.
d. Hậu quả
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
- Mất đi các nguồn lợi từ biển: các hải sản, du lịch biển.
- Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém. Ô nhiễm môi trường cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch.
- Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.
e. Giải pháp
- Nâng cao ý thức con người.
- Tăng cường sự quản lí của nhà nước.
- Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải ... hiện nay.
C. Kết bài
- Hiện tượng cá chết vẫn đang đặt ra cho xã hội những bài toán khó để.
- Để khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, du lịch biển cần sự tham chống ô nhiễm biển cần sự tham gia của các cấp, các ngành và mọi thành phần của xã hội.