Khổ cuối bài thơ "Bếp lửa", Bằng Việt đã bộc lộ những tình cảm nhớ thương bà đã diết. Nỗi nhớ bà luôn thường trực trong tâm khảm, vì vậy mà dù nơi phồn hoa, tiếp xúc với nhiều điều mới lạ, với những niềm vui mới nhưng cháu vẫn không thể nào quên được hình bóng người bà yêu quý. Những câu thơ đầu khổ cuối mở ra một cuộc sống mới mẻ, phong phú nơi người cháu đang sống. "Ngọn khói trăm tàu", "lửa trăm nhà", "niềm vui trăm ngả" là những hình ảnh ẩn dụ cho nhiều điều thú vị mà tác giả đang được trải qua khi lớn lên, xa bà, xã quê hương mình. Tuy cuộc sống có đủ đầy, cháu vẫn không thể nào nguôi ngoai nỗi nhớ bà. Câu hỏi tư từ cất lên trong tình cảm thương nhớ mãnh liệt khép lại bài thơ gợi nhiều xúc cảm trong lòng người đọc:"Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?". Lời tự hỏi cũng là lời nhắc nhở chính mình mỗi ngày luôn nhớ về bà, sẽ mãi nhớ về bà, người đã nâng đỡ tâm hồn cháu suốt những bước đường đời. Bằng giọng điệu tâm tình, tha thiết, lời thơ giàu sức với cùng hình ảnh có tính biểu tượng, Bằng việt đã thể hiện sâu sắc tình yêu thương và sự biết ơn bà. Khổ thơ cuối tuy khép lại bài thơ những đã mở ra trong lòng mỗi chúng ta một miền xúc cảm để biết yêu và trân quý hơn những tình cảm mà những người bà, người mẹ đã dành cho chúng ta hôm nay.