Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tình cha- một chủ đề không mới nhưng chỉ cần nói xuất hiện ở bất cứ đâu bất cứ lúc nào cũng sẽ làm hàng triệu trái tim cảm động và ghi nhớ ý nghĩa của nó. Nhà văn Nguyễn Hồng Minh đã mang đến cho độc giả những cảm nhận sâu sắc về hình tượng người cha, về tình người qua tác phẩm “cha tôi”.
Nhân vật “tôi” xuất hiện trong văn bản là một cô bé năm tuổi với những suy nghĩ non nớt, chưa hiểu chuyện và chỉ muốn cha dành tình yêu thương cho riêng mình. Nguyễn Hồng Minh đã xây dựng tình huống truyện vào một buổi chiều hè cha trở về nhà sau giờ lên lớp trên gương mặt đầy muộn phiền và lo âu. Cha của nhân vật tôi là một giáo viên giàu lòng yêu thương, là một thầy giáo có đức với nghề. Truyện ngắn ở đây không chỉ miêu tả tình cha con theo cách cảm nhận thông thường mà đó còn mở rộng hơn là tình cảm giữa con người với nhau. Nhà văn đã khéo léo miêu tả các sự việc xoay quanh cậu học trò tên Phong để làm tôn vinh lên những vẻ đẹp của người cha. Tác giả đã nhìn nhận người cha là một người đáng kính, một người thầy giáo giàu lòng yêu thương, người đã dành cả cuộc đời để chăm sóc và nuôi dưỡng gia đình. Với suy nghĩ non dại của một đứa trẻ năm tuổi, nhân vật tôi có đôi chút ích kỷ khi chỉ muốn cha dành tình thương cho riêng mình: “Anh ấy đâu phải là con của cha, sau cha lại rầu rĩ thế. Ghen tị vì bị người khác chia sẻ tình cảm, tức tối khi thấy cha buồn phiền vì một người xa lạ hay là vì còn nhỏ nên không suy nghĩ”. Tôi luôn thể hiện sự bức bối không hài lòng và cho rằng cha làm những chuyện không đâu, không dành thời gian đưa tôi và em đi chơi như thường lệ. Tác giả đã khéo léo trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, khắc họa đúng những suy nghĩ hồn nhiên vô tư trong nhận thức của nhân vật tôi. Cuộc đối thoại giữa hai cha con là cơ hội giúp cho ta hiểu hơn về tình cha con, về tình người. Nhờ những ký ức và kỷ niệm của nhân vật tôi mà ta thấy được những giá trị cao quý của tình cha con và sự hy sinh lo lắng vô điều kiện.
Nguyễn Hồng Minh đã khắc họa nhân vật người cha trong câu chuyện với những đức tính đáng quý của một người thầy giáo, của con người Việt Nam. Đó là sự đồng cảm với người học trò nhỏ tên Phong “không còn mẹ, bố nó làm việc rồi xa, nó sống với cô chú ở đây, nó thiếu tình thương lắm”. “Ta đã từng nghe câu nói nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. Cha tôi ở đây là một người cha giàu lòng nhân ái, là người biết rung cảm trước hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông. Truyện ngắn “cha tôi” của nhà văn Nguyễn Hồng Minh là một tác phẩm mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Nhà văn đã mở đầu tác phẩm bằng cách giới thiệu về một bữa cơm gia đình bình thường. Trong truyện tác giả sử dụng những ngôn từ mộc mạc để truyền đạt những cảm xúc hết sức tự nhiên đến người đọc. Giúp cho ta dễ dàng nhận biết và đồng cảm. Trong truyện “tôi” được miêu tả với các tình huống và cuộc đối thoại mang đến cho ta những thay đổi trong tâm lý của một đứa trẻ con ngây thơ.
Nguyễn Hồng Minh đã tạo ra một bức tranh thật đẹp về người cha, một người giàu lòng yêu thương, giàu lòng nhân ái, một người thầy giáo vô cùng đức độ. Truyện đã mang đến cho ta những cảm nhận sâu sắc về tình cảm gia đình, tình thầy trò và những giá trị về sự đồng cảm tình yêu thương trong cuộc sống.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |