Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Lược dẫn: Trương Ba là một người làm vườn hiền lành, nho nhã, có tài đánh cờ, vì sự bất cẩn của Nam Tào mà phải chết. Để Thích, một vị tiên cờ vốn thích chơi cờ với Trương Ba, đã cứu cho Trương Ba sống lại bằng cách nhập hồn Trương Ba vào xác anh hàng thịt mới qua đời. Đoạn trích dưới đây là màn đối thoại giữa Trương Ba với vợ, khi Trương Ba đã sống lại trong thân xác của anh hàng thịt.
Hồn Trương Ba: Như vậy thì suýt nữa là tôi chết hẳn bà nhỉ?
Vợ Trương Ba: May mà có ông Đế Thích...
Hồn Trương Ba: Kinh thật! Chết hẳn không được sống nữa! (Ngẫm nghĩ). Ai bảo không sợ chết là nói khoác, chứ tôi, tôi sợ lắm. Cứ nghĩ đáng nhẽ mình... là lại sợ. May quá, mình lại được sống, lại được đi lại, làm lụng, trông thấy mặt trời, được ăn những trái cây trong vườn, ngửi mùi hoa ngâu, hoa lý trước thềm, uống nước chè tươi bà nấu... Lại được bên bà, nhìn thấy bà... Sống, thật là lý thú!
Vợ Trương Ba (Rụt rè): Nhưng... nhưng... ông đã... Hồn Trương Ba: Đã khác hẳn trước, phải không? (Rầu rĩ). Bà đã quen hình vóc này của tôi chưa?
Vợ Trương Ba: Đã gần một tháng, cũng... cũng quen dần ông ạ!
Hồn Trương Ba: Vậy là sao... Tôi vẫn chưa quen được! Cái thân xác có phải bộ quần áo đâu mà dễ quen, dễ đổi. Có khi người ngoài nhìn vào còn dễ quen chứ chính bản thân mình thì... Đã gần một tháng, tôi là tôi mà cứ như không phải là tôi... Trước kia tôi đâu có biết anh hàng thịt này là ai... (Ngắm nghía lại tay chân mình). Cái thân xác cũ của tôi, tôi mang đã năm mươi năm, chứ cái thân xác cồng kềnh này (Lắc đầu).
Vợ Trương Ba. Quen dần.... nhưng mà... Lắm lúc không hiểu sao tôi vẫn nhớ tới hình vóc ông hôm qua, lại thương cho cái người nằm dưới đất ấy...
Hồn Trương Ba: Người nào? Dưới đất chỉ là cải xác. Thế mà bà bảo: Chỉ có cái hồn mới là đáng kể! Thân xác là kẻ khác nhưng hồn vẫn là mình cơ mà!
Vợ Trương Ba: Tôi hỏi thật, từ hôm mang thân anh hàng thịt, mình thấy trong người thế nào, có như xưa không?
Hồn Trương Ba: Tôi khỏi hẳn cái chứng đau lưng với bệnh hen suyễn. Người thấy khoẻ mạnh lắm. Anh hàng thịt này là người lực lưỡng to béo nhất chợ mà. Vợ Trương Ba: Giờ một bữa ông ăn tâm, chín bát cơm. Trước ông ăn yếu lầm. Mà giờ ông lại hay đôi uống rượu
Hồn Trương Ba (Ngại ngùng): Chẳng hiểu tại sao. Chắc vì anh hàng thịt nghiện rượu. Xưa tôi ghét nhất cải thứ đó! Bây giờ tôi vẫn ghét, nhưng cái thân xác tôi mang đã quen với thói cũ của nó.
Vợ Trương Ba (Ngậm ngùi): Bây giờ ông trẻ hơn xưa đến hơn hai mươi tuổi, anh hàng thịt mới ngoài ba mươi mà... Ông sức vớc như thế, mất ông còn tỉnh, tóc ông đen nhánh còn tôi đã già rồi, tôi đã là bà lão rồi...
Hồn Trương Ba: Kìa bà nó... Thì tôi có muốn thế đâu!
Vợ Trương Ba: Chiều qua ông lại sang nhà hàng thịt à?
Hồn Trương Ba: Bà vợ ông ta cứ sang đây! Bà ấy đã hiểu ra rằng tôi không phải là ông hàng thịt nhưng bà ấy vẫn khóc lóc, nài nỉ kêu rằng giờ bà ấy bơ vơ không nơi nương tựa, quán hàng thịt thà chẳng ai giúp cho! Bà ấy kể lể thâm quả, nghĩ cũng tội! Thỏi chẳng gì mình cũng mượn thân xác chồng người tạ cũng phải sang đỡ đần bà ấy ít việc nặng. Tôi lóng nghóng có biết mổ lợn đâu, nhưng cũng phải đỡ đần bà ấy một tay.
Vợ Trương Ba: Tình ông hay thương người, mà bà ấy cứ được đằng chân lân đằng đầu, mới đầu chỉ nói sang đây nhìn ông cho đỡ nhớ chồng, rồi lại lằng nhằng nhờ việc nọ kia! Mà nghe đâu người ta nói mụ ta cũng không phải người đứng đắn đâu!
Hồn Trương Ba: Ô kìa! Thì tôi có...
Vợ Trương Ba: Chồng mới chết, đã cứ sang rủ rê ông về nhà, chẳng phải không đúng đắn là gì? Phải mụ ta được cải có nhan sắc, người cứ phảy phây ra, hai con mắt lúng lạ lúng liếng....
Hồn Trương Ba: Người ta thế nào liên quan gì đến tôi, bà rõ lần thần!
Vợ Trương Ba: Văng, tôi lần thần, tôi già rồi mà..
. Hồn Trương Ba: Mình thật là... (Buồn bực). Xưa nay có bao giờ mình nói năng như vậy với tôi đâu!
(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, in trong Lưu Quang Vũ - Tuyển tập kịch, Nxb Sân khâu, Hà Nội 1994)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích ?
Câu 2. Dựa vào phần lược dẫn và đoạn trích, hãy cho biết ai là người đã làm cho Trương Ba sống lại? thân xác của anh hàng thịt?
Câu 3. Trương Ba đã có những sự thay đổi gì khi sống trong
Câu 4. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết nhân vật Trương Ba đang phải sống trong hoàn cảnh đặc biệt
nào?
Câu 5. Vợ Trương Ba bộc lộ thái độ gì khi thấy chồng sống trong thân xác anh hàng thịt?
Câu 6. Bạn hãy lí giải vì sao vợ Trương Ba không hoàn toàn vui khi Trương Ba sống lại trong thân xác
anh hàng thịt?
Câu 7. Theo bạn, hai hình tượng hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt trong đoạn trích được dùng để biểu tượng cho điều gì
Câu 8. Từ nội dung đoạn trích, bạn có suy nghĩ gì về sức mạnh của tiếng nói bản năng? (Viết khoảng 5-7 dòng)
 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
513
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Trương Ba, vợ Trương Ba, ông Đế Thích, anh hàng thịt

Câu 2: Ông Đế Thích đã làm cho Trương Ba sống lại và nhập hồn vào thân xác của anh hàng thịt

Câu 3: Trương Ba đã trở nên khỏe mạnh hơn, thích uống rượu và có sự thay đổi về ngoại hình

Câu 4: Trương Ba đang phải sống trong hoàn cảnh sống lại sau khi chết và nhập hồn vào thân xác của người khác

Câu 5: Vợ Trương Ba bộc lộ sự ngạc nhiên và lo lắng khi thấy chồng sống trong thân xác anh hàng thịt

Câu 6: Vợ Trương Ba không hoàn toàn vui vì cô vẫn nhớ và thương nhớ hình ảnh của Trương Ba trước đây

Câu 7: Hình tượng hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt có thể biểu tượng cho sự phân biệt giữa bên trong và bên ngoài, sự thay đổi và sự không thể thay đổi của con người

Câu 8: Tiếng nói bản năng trong đoạn trích thể hiện sự phản ánh tự nhiên và chân thực của con người khi đối diện với những tình huống đặc biệt, nó giúp thể hiện sự lo lắng, sự ngạc nhiên và sự thay đổi trong tâm trạng của nhân vật một cách rõ ràng và chân thực.
1
0
Linh xg
17/03/2024 14:32:13
+5đ tặng
Câu 1: Những nhân vật xuất hiện trong đoạn trích là Trương Ba (Hồn Trương Ba) và vợ của ông.

Câu 2: Đoạn trích cho biết rằng Thích, một vị tiên cờ, đã cứu cho Trương Ba sống lại bằng cách nhập hồn Trương Ba vào xác anh hàng thịt mới qua đời.

Câu 3: Khi sống trong thân xác mới, Trương Ba đã trải qua nhiều thay đổi như khỏi hẳn các bệnh lý trước đó như đau lưng và bệnh hen suyễn, có sức khỏe tốt hơn và có thể ăn uống tốt hơn.

Câu 4: Trương Ba đang phải sống trong hoàn cảnh đặc biệt là nhập hồn vào thân xác của người khác, mặc dù đã được cứu sống nhưng ông vẫn phải thích nghi với cảm giác lạ và thân xác mới.

Câu 5: Vợ Trương Ba bộc lộ thái độ phân biệt xác hồn, cảm thấy khó quen và tiếp tục nhớ về hình ảnh và tình cảm với Trương Ba trước đây.

Câu 6: Vợ Trương Ba không hoàn toàn vui mừng khi Trương Ba sống lại trong thân xác anh hàng thịt vì cô cảm thấy khó quen và nhớ về người chồng cũ, cũng như có thể lo lắng về việc đối diện với một người "mới" trong thân xác khác.

Câu 7: Hai hình tượng hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt trong đoạn trích được dùng để biểu tượng cho sự đối lập giữa linh hồn và thân xác, sự mâu thuẫn giữa cái "quen" và cái "mới", cũng như việc đối diện với sự thay đổi và thích nghi trong cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×