Mật độ dân cư của Châu Đại Dương thấp nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở phí đông, đông nam lục địa Ô-xtrây -li-a, bắc Niu Di-len, Pa-pua Niu Ghi-nê. Dân số ở Châu đại dương tương đối ít do đặc điểm vị trí địa lý của châu lục này nằm ở đới nóng, địa hình chủ yếu là hoang mạc, chính điều kiện thời tiết khắc nghiệt đó làm cho dân cư ở đây rất ít. Dân số ít nhưng diện tích của Châu đại dương cũng khá lớn, dẫn đến mật độ dân số ở đây cũng rất thấp chỉ có 3,6 người/km2.
Phân bố dân cư không đồng đều:
– Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông nam Ô-Xtray-li-a ở Bắc Niu Di – len và ở Pa – pua Niu Ghi-ne. Đây là nơi có điều kiện kinh tế phát triển, tập trung nhiều cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất hiện đại. Đồng thời ở đây điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho người dân sinh sống.
– Nhiều đảo chỉ có vài người hoặc không có người ở. Những đảo này thường là nơi có điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt, người dân khó có thể sinh sống ở đây. Lại thêm, điều kiện kinh tế ở những đảo này cũng rất khó khăn nên người dân có tâm lý di dân ra những nơi có điều kiện thuận lợi để sinh sống và phát triển kinh tế.
Tỷ lệ dân thành thị cao: Tuy dân số ít và mật độ dân số thấp, nhưng mức sống và điểu kiện sống của dân cư châu đại dương rất cao. Sự phát triển kinh tế của họ là một minh chứng rõ ràng. Sự phát triển này là nguyên nhân dẫn đến sự điều kiện sống của người dân ngày một được nâng cao, nền kinh tế ngày càng phát triển và tỷ lệ dân thành thị rất cao.
Dân cư gồm hai thành phần chính: người bản địa và người nhập cư
– Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người Ô-xtra-lo-it sống ở Ô- xtray-li-a và các đảo xung quanh, người Me-la-ne-dieng và người Po-li-ne-dieng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương.
– Người nhập cư chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn đều là con cháu người châu Âu đến xâm chiếm vfa khai phá thuộc địa từ thế kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Australia và Niu-di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.
Điều tạo nên sự đa dạng này là bởi châu đại dương là nơi đến lý tưởng cho những người di dân từ châu Âu và Châu Á đổ về. Điều này cũng góp phần tạo nên sự đa dạng hóa văn hóa của châu lục này, khi có sự kết hợp của những nét đẹp truyền thống văn hóa của người dân bản địa cùng với đó là việc du nhập những nền văn hóa do người dân di cư mang đến. Điều này cho thấy dân cư châu đại dương có sự đa dang về ngôn ngữ và văn hóa.
Mức sống chênh lệch lớn giữa các nước trong châu lục, cao nhất là Australia, thứ hai là New Zealand: Điều này có thể dễ dàng lý giải. Bởi những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư dân sẽ tập trung đông đúc, tập trung phát triển nền kinh tế, những nơi này lâu dần sẽ trở thành những trung tâm văn hóa lớn, nơi có nền kinh tế phát triển hiện đại. Ngược lại, những nơi có điều kiện tự nhiên khó khăn, dân cư tập trung thưa thớt, do đó điều kiện kinh tế ở đây cũng không có điều kiện để phát triển nhiều.