Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ “Bảo kính cảnh giới bài số 9” của Nguyễn Trãi

Dựa vào nội dung của văn bản trên và những hiểu biết về thơ văn Nguyễn Trãi, em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ “Bảo kính cảnh giới bài số 9” của Nguyễn Trãi
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
788
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ “Bảo kính cảnh giới bài số 9” của Nguyễn Trãi là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông, thể hiện sự tinh tế, sâu sắc và triết lý cao đẹp của tác giả. Bài thơ này không chỉ là một tác phẩm văn chương nghệ thuật mà còn là một bức tranh triết học về cuộc sống, về tình yêu và về nhân quả.

Nguyễn Trãi đã sử dụng ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh sắc nét và những câu văn uyển chuyển để mô tả vẻ đẹp của cảnh giới, của thiên nhiên và của tình yêu. Ông đã khéo léo kết hợp giữa hình ảnh tự nhiên và tình cảm con người để tạo nên một bức tranh huyền bí, lãng mạn và sâu lắng.

Bài thơ “Bảo kính cảnh giới bài số 9” cũng thể hiện sự tư duy triết học sâu sắc của Nguyễn Trãi. Tác giả đã truyền đạt triết lý về sự thấu hiểu, sự nhân từ và sự biết ơn trong cuộc sống. Ông đã khẳng định rằng, chỉ khi hiểu biết và trân trọng cảnh giới, con người mới có thể sống hài hòa và hạnh phúc.

Từ bài thơ này, chúng ta cũng thấy được tâm hồn cao quý, tinh thần lý tưởng và lòng nhân ái của Nguyễn Trãi. Ông không chỉ là một nhà thơ vĩ đại mà còn là một triết gia, một nhà nho và một nhà chính trị tài ba. Tác phẩm của Nguyễn Trãi không chỉ là niềm tự hào của văn học Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho thế hệ sau.

Tóm lại, bài thơ “Bảo kính cảnh giới bài số 9” của Nguyễn Trãi là một tác phẩm văn chương đầy ý nghĩa và giá trị. Qua bài thơ này, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh giới, tìm hiểu triết lý cao đẹp và ngưỡng mộ tâm hồn cao quý của tác giả. Đó là một bài thơ đáng để đọc và suy ngẫm.
2
0
cừu
20/03/2024 07:25:22
+5đ tặng

Nguyễn Trãi là một trong những thiên tài văn học của dân tộc Việt Nam. Ông được đánh giá là ngôi sao sáng chói trên bầu trời văn học với nhiều tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Các tác phẩm của Nguyễn Trãi đều hàm chứa những ý nghĩa triết lý sâu sa về nhân sinh, nhân tình và thế thái. Một trong những bài thơ tiêu biểu là bài Bảo kính cảnh giới bài 9 trích trong tập thơ nôm Đường luật được sáng tác Vào khoảng thời gian thì tác giả ở ẩn tại Côn Sơn.

Đề tài yêu nước thương dân, về cái chí lớn, về phong cách sống là đề tài không có gì mới mẻ trong mạch nguồn văn chương dân tộc từ xưa đến nay. Nhưng đến với thơ ca của nhà thơ Nguyễn Trãi, với Ức Trai là bản chất, là cốt cách, là mạch nguồn không bao giờ vơi cạn trong sáng tác.

Nó là nó cuồn cuộn trào dâng, tỏa sáng, soi đường cho từng câu, từng chữ trong thơ văn ông tạo thành cái nhìn, thành cái đặc trưng riêng rất độc đáo mang tính thẩm mỹ, tính quy luật tạo nên phong cách nghệ thuật riêng biệt của nhà thơ Nguyễn Trãi. Khi khao khát vọng xả thân thực hiện lý tưởng “chí quân trạch dân” không thành hiện thực được Nguyễn Trãi đã chọn con đường lui về ở ẩn làm bạn với thiên nhiên và cây cỏ. “Bảo kính cảnh giới” bài 9 là tác phẩm nói về phong cách sống, cách sống thanh cao, không vướng bận.

Trần trần mựa cậy những ta lành,
Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành

Hai câu đề của tác phẩm mang đến cho người đọc những chiêm nghiệm về cuộc đời, về thái độ sống thanh cao, lối sống an nhàn không bon chen nơi nhà thơ Nguyễn Trãi. “Trần Trần” là thái độ sống tự nhiên, chất phát, ý chỉ lối sống có sao nói vậy. Sống chân thật, sống ngay thẳng thật thà không dối trá là đức tính cực kỳ quan trọng đối với mỗi con người trong cuộc sống. Chúng ta hãy đối xử với những người xung quanh bằng tình cảm chân thành, bằng những cảm xúc chân thực và không có mục đích toan tính.

“Mựa” là chớ đừng ỷ lại, đừng trông cậy vào ai cả, hãy tự cố gắng trên chính đôi chân của mình. Hai câu thơ đề đã thể hiện rõ phong cách sáng tác cũng như lối sống thanh cao của nhà thơ ức trai. Nguyễn Trãi lựa chọn rời xa chốn quan trường bon chen để về gắn bó chan hòa với thiên nhiên, được sống đúng với con người của mình.

Ở chốn thôn quê ông đã lựa chọn cho mình lối sống giản dị chân thực và chất phát. Nguyễn Trãi đã chọn cho mình cách sống hòa mình vào thiên nhiên sống một cuộc đời an yên không màng công danh lợi lộc. Dù lựa chọn về quê ở ẩn, rời xa chốn quan trường nhưng trong lòng Nguyễn Trãi vẫn luôn lo nghĩ cho vận mệnh đất nước.

Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.

Nguyễn Trãi đã thành công trong sự việc sử dụng nhiều biện pháp tu từ kết hợp trong hai câu thơ trên để tạo nên tính chân thực mang đến những cảm nhận sắc nét về hiện thực cuộc sống. Ông đã sử dụng phép đối “miệng thế nhọn lòng người quanh / chông mác nhọn nước non quanh”. Cùng với phép ẩn dụ “chông mác nhọn” để nói về những lời nói sắc bén, “nước non quanh” là cách nói không thẳng thắn không chính trực.

Đó là những chiêm nghiệm về đời người về miệng đời thế gian và lòng người. Không phải ai cũng thẳng thắn chính trực đôi khi cũng như lưỡi chông mác sắc bén có thể gây tổn thương đau đớn cho chúng ta. Nguyễn Trãi đã chọn cho mình được lý tưởng sống cao đẹp, nhưng ông luôn lo sợ rằng lòng người sẽ bị đen bạc, bị ảnh hưởng bởi những điều không tốt của xã hội đương thời.

Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.

Hãy luôn giữ cho mình lập trường sống đúng đắn, không bị bôi nhọ hay ảnh hưởng bởi xã hội xung quanh. Ta đã mất cả đời để không ngừng học hỏi tôi luyện cho mình những phẩm chất thanh cao, phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam. Đừng vì một phút nhẹ lòng, như con sâu bỏ vào bát canh mà khiến ta bị dính bẩn bởi những thứ tầm thường.

Ở thế an nhàn chăng có sự,
Ngàn muôn tốn nhượng chớ đua tranh.

Sống an nhàn tránh bon chen thế sự, không bon chen sự đời mà tận hưởng cuộc sống của riêng mình. Mỗi cá nhân đều tồn tại những thế mạnh và điểm yếu riêng biệt của bản thân. Chúng vì vậy ta cần lựa chọn lối sống phù hợp, luôn tin tưởng vào bản thân mình, không bị ảnh hưởng bởi những lời phán xét hay bởi xã hội để ảnh hưởng đến cái bản chất lương thiện tốt đẹp trong chúng ta. Không ganh đua, tranh giành những thứ tầm thường. Để ngoài tai những lời phán xét để giúp ta càng mạnh mẽ vượt qua và tìm được lý tưởng sống cao đẹp.

 

Nguyễn Trãi đã sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật với cấu trúc đề- thực- luận- kết chặt chẽ cùng cách hiệp vần với nhau ở những chữ cuối. “Bảo kính cảnh giới” bài 9 đem đến cho người đọc về cách sống, lối sống của những con người thanh cao luôn biết lựa chọn lối sống phù hợp giữa thời thế đảo loạn. Bài thơ là lời cảnh tỉnh cho những người đang lầm đường lạc lối, đang bị mờ mắt bởi những thứ danh vọng hão huyền và tìm cho mình những chân lý sống tốt đẹp.

Tác phẩm đã mang đến cho ta những chiêm nghiệm về đời về thái độ sống an nhàn không bon chen. Bài thơ đã thể hiện đúng phong cách của nhà thơ Ức Trai, tạo lên những giá trị riêng để lại ấn tượng những ấn tượng khó phai nhạt trong lòng chúng ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×