Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Sau hơn 20 năm chính thức kết nối Internet toàn cầu (cuối năm 1997), Việt Nam đã trở thành nước có mức độ phổ cập Internet, mạng xã hội (MXH) ở mức khá của thế giới, tốc độ phát triển rất nhanh, tỷ lệ người sử dụng cao trong khu vực (trên 64 triệu người, đứng trong trong top 10 nước phát triển nhanh nhất thế giới về phát triện mạng). Nhờ có Internet, MXH và các loại hình truyền thông trên Internet đã góp phần to lớn phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước; nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu thông tin, văn hóa của nhân dân, nhất là giới trẻ có cơ hội thâm nhập tiếp xúc nhanh hơn, hiệu quả hơn với nguồn tri thức đồ sộ của nhân loại qua môi trường không gian mạng; khai thác thông tin qua Internet, MXH đang là xu hướng gia tăng nhanh chóng và là yếu tố tác động quan trọng nhất đến nhận thức, tâm trạng và hành vi của giới trẻ hiện nay, chúng ta phải có cái nhìn khách quan, công tâm theo hai chiều hướng cà tích cực và tiêu cực.
Thẳng thắn mà nói Internet, MXH rất hữu ích và thay đổi hoàn toàn đời sống người dân hiện đại, là công cụ tìm kiếm để phục vụ trong nghiên cứu, giảng dạy và các hoạt động nhằm phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống dân sinh, hưởng thụ văn hóa tinh thần. Internet, MXH đã trở thành công cụ giải trí cùa con người sau những giờ làm việc căng thẳng, nó có thể giúp mọi người thư giãn bằng các thông tin văn hoá, các trò chơi trực tuyến hoặc đơn giản là việc cập nhật tin tức thời sự, trò chuyện, liên kết để chia sẻ thông tin (có thể truy cập bất cứ lức nào).Đồng thời, kết nối con người với con người, khiến mọi người trong xã hội gần nhau hơn không chỉ trong một quốc gia mà có sự kết nối liên kết với con người ở các quốc gia khác ở khắp nơi trên thế giới, sẻ chia trao đổi thông tin với nhau một cách dễ dàng; nhất là sớm tiếp nhận những thông tin nóng, mới ở trong và ngoài nước liên quan đến các sự kiện, vụ việc phức tạp, nhạy cảm, trong khi báo chí chưa kịp đăng tải. Qua blog, qua diễn đàn trên Internet, MXH có thể phát động phong trào quyên góp, làm từ thiện; mọi người có cơ hội thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước..
Ngoài ra, nhờ Internet chúng ta được tiếp xúc giao thoa với nhiều luồng văn hóa các dân tộc trên thế giới, khai thác nguồn tri thức đồ sộ của nhân loại trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra việc làm, thỏa thích niềm đam mê sáng tạo của giới trẻ.
Nhưng chính vì bản chất “không biên giới” của Internet và MXH, bên cạnh những giá trị tích cực, thì những mặt trái, tiêu cực của Internet cũng đặt ra những yêu cầu và thách thức không nhỏ trong công tác quản lý của các quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động ấy, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang ráo riết thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn, lật đổ, trong đó Internet, MXH là công cụ chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… bằng mọi thủ đoạn, phương thức ngày càng thâm độc và nham hiểm hơn. Chúng gieo rắc, du nhập hoặc khuyến khích, nâng đỡ những hoạt động của các nhân tố, xu hướng của các cá nhân, tổ chức chống đối trong và ngoài nước; tác động, lôi kéo, hình thành lực lượng chính trị đối lập; lựa chọn và xây dựng “ngọn cờ” từ những nhân tố tự diễn biến, tự chuyển hóa hòng tập hợp lực lượng chống đối từ bên trong. Thông qua hoạt động tuyên truyền, khoét sâu những mâu thuẫn trong xã hội để tạo ra và thúc đẩy phân hóa, phân cực, chia rẽ trong nội bộ Đảng, trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, làm lu mờ bản chất tốt đẹp của CNXH, đưa nhân tố phi XHCN, phản động và phản cách mạng lên địa vị thống trị ở nước ta.
Ngoài ra, Internet và MXH còn tác động làm sai lệch thông tin, đưa thông tin sai sự thật, xấu, độc đến tư tưởng, tâm trạng của giới trẻ hiện nay, làm giảm niềm tin của giới trẻ đối với Đảng, chế độ; không chỉ gây bất lợi cho sự ổn định an ninh chính trị mà còn làm ô nhiễm môi trường thông tin xã hội. Điển hình là những hoạt động tham gia tuần hành, biểu tình vì nhận thức còn hạn chế, nhẹ dạ cả tin đã nghe theo lời xúi bẩy, kích động gây tác động ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, an toàn ở một số tỉnh thành.
Những thông tin sai trái, độc hại không chỉ xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; “phi chính trị” hóa lực lượng vũ trang; hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước mà còn cố tình gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự phân tâm trong xã hội, gieo rắc sự hoài nghi, bi quan, chán nản, thất vọng, thậm chí mất phương hướng, mơ hồ về chính trị ở một bộ phận giới trẻ đối với đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vô hình dung đã tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động làm phương hại đến quốc gia, dân tộc, ảnh hưởng đến gia đình và chính bản thân mình.
Hiện nay, những thông tin sai sự thật, xấu, độc đến với giới trẻ một cách rất tinh vi như thông qua các website, thông qua mạng xã hội bằng cách đưa tin bài với thông tin bịa đặt không được kiểm chứng hoặc có một phần sự thật nhưng bị bóp méo, xuyên tạc không còn đúng với bản chất thông tin gốc, có khi có một phần sự thật nhưng được thêm thắt đưa tin với nội dung xấu; cũng có khi thông tin đến từ những bình luận (comment facebook) phân tích và định hướng dư luận về những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội nhằm hạ thấp, xuyên tạc, phủ nhận chế độ ta, vu cáo, bôi nhọ vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành nhà nước….
Giới trẻ cần nhận biết và phòng tránh thông tin xấu độc
Việc ngăn ngừa, giảm thiểu sự tiếp xúc đối với những thông tin xấu, độc là hết sức cần thiết, nhất là đối với những người trẻ tuổi, bản lĩnh chính trị còn chưa vững vàng, khả năng miễn dịch còn thấp. Để thực hiện điều này, mọi người không nên nghe, đọc, xem những đài, báo, trang mạng, bài viết, blogs, video của những phần tử chống đối, phản động, theo thống kê có trên 300 tổ chức hoạt động có thực lực, hình thành các trang mạng phản động phi pháp, có trên 100 tổ chức hoạt động có thực lực, hình thành các trang mạng phản động chống phá quyết liệt trên mạng xã hội như Youtube, Facebook, Twitter, Zalo…
Ngoài ra, cần phát huy vai trò của báo chí, của các cơ quan ngôn luận trong đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá của các thế lực thù địch, những thông tin giả mạo, sai lệch. Cần có những bài viết có “sức nặng” để đập tan những luận điệu của chúng. Xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ đấu tranh trên Internet và mạng xã hội. Phát huy vai trò của các Blogger trong đấu tranh trực diện với các quan điểm sai trái, thù địch thông qua các trang mạng. Thành lập một số website với tư cách là cổng thông tin, diễn đàn mở để trao đổi các ý kiến, quan điểm khác biệt. Tranh luận trực tuyến với những người có ý kiến, quan điểm khác biệt, hoặc phản bác những quan điểm thù địch, chống đối. Đầu tư trang bị hệ thống phương tiện, kỹ thuật hiện đại, quản lý kết nối mạng an toàn trong ngăn chặn các trang web, blog đăng tải những thông tin xấu độc.
Như vậy, tham gia mạng xã hội là nhu cầu thiết yếu của đời sống trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, các đối tượng xấu đang triệt để lợi dụng để đưa những thông tin xấu, độc, nhằm tạo ra những suy nghĩ lệch lạc, mơ hồ, dao động, mất niềm tin trong nhân dân để chống phá Đảng, Nhà nước. Do vậy, việc nhận diện và đấu tranh phòng chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội không chỉ là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, của các cơ quan chức năng mà là việc làm cần thiết đối với mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |