Viết bài văn Phân tích đoạn trích truyện “ Mùa giáp hạt” của tác giả Phan Đức Lộc.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trước hết, hình ảnh nhân vật bà qua lời kể của nhân tôi, là một người phụ nữ đã phải chịu khổ suốt cả cuộc đời: “ Đời bà khổ từ lúc lọt lòng cho tới tận về già, khi đã gần bước sang tuổi tám mươi vẫn còn chịu cảnh bần hàn, cơ cực.” Mở đầu đoạn trích, là hình ảnh bà nghẹn ngào thủ thỉ với đàn cháu khi mùa giáp hạt về, đã chứng minh cho sự lam lũ nhọc nhằn ấy.
Tuy cuộc sống khó khăn, nhưng bà không để cho con cháu phải chịu thiệt thòi, chịu cái đói. Cả đời bà, là tấm chân dung của sự hy sinh cao cả. Mùa giáp hạt về, trong nhà hết cái ăn, bà đã không quản khó khăn chạy vạy từng nhà để vay gạo, lo sao cho con cháu có cái ăn qua ngày: “ gạo trong chum hết sạch, bà phải tất tưởi mang rá sang nhà bên vay gạo. Dù gạo trong chum cũng đã vơi cạn, nhưng chẳng chút đắn đo, bà hàng xóm vẫn niềm nở cho bà tôi vay mấy bát gạo liền, lại còn cho thêm khúc cá đồng kho mặn.” Ta thấy rằng tuy cuộc sống có khó khăn vất vả, thế nhưng người dân quê không ngại ngần mà san sẻ, cùng đùm bọc nhau qua những ngày khó. Họ cùng chia sẻ với nhau từng bát cơm hạt gạo, từng khúc cá đồng kho mặn trong cái thời bản thân cũng chẳng có gì mà ăn.
Bà sống cả đời với tình thương cho con cho cháu. Khi thấy đứa cháu nhỏ nôn thốc nôn tháo vì món cháo rau má trộn muối lạc đắng ngắt khó ăn, bà đã không cầm được lòng mà chạy đi thổi bát cơm trắng; nhường cháu bát cơm dẻo thơm còn mình thì đành lòng ăn củ chuối luộc. Để cháu không phải suy nghĩ, bà còn cười nói rằng: “ Lúc trưa bà ăn cơm giờ vẫn còn no lắm. Với lại bà thích ăn củ chuối hơn “. Ta thấy thật nghẹn lòng trước sự hi sinh thầm lặng ấy, khi ở cái tuổi 80 đáng nhẽ ra bà phải được nghỉ ngơi, không phải lắng lo bận tâm về chuyện cơm ăn áo mặc; thì ở đây bà lại phải lo từng bữa ăn cho đàn cháu nhỏ côi cút.
Vậy nên, sự vất vả lam lũ dường như cũng đã in hằn lên khuôn mặt gầy gò của bà: “ Bà ngày càng gầy sọp đi. Khóe mắt hốc hác. Da dẻ xuống sắc vàng vọt “, còn những đêm khuya thì không ngủ được mà” thở dài trầm buồn, mỏi mệt”. Còn biết bao nhiêu thứ trong mùa giáp hạt cần một tay bà lo toan: đó là miếng cơm manh áo cho cháu, là những món nợ vay để cầm cự qua cái mùa đói.
Đỉnh điểm để nói về sự hy sinh của nhân vật bà, chính là chi tiết bà đã dằn lòng bán đi nốt tài sản quý giá nhất trong nhà, để lắng lo cho con cháu: “ Tài sản có giá trị lớn nhất trong nhà lúc ấy là con nghé non chưa tròn hai năm tuổi, bà đành ngậm ngùi bán đi. Còn nhớ hôm đó, khi người đàn ông đi đôi ủng da màu đen lẳng lặng dắt con nghé ra khỏi cổng, tôi và em tôi đã chạy theo òa khóc nức nở. Số tiền bán con nghé cũng chỉ vừa đủ trang trải nợ nần và mua thêm nửa yến gạo. “ Bà thương yêu lắng lo cho cháu, vậy nên cháu cũng hiểu chuyện, hiểu sự vất vả khó nhọc của bà.
Bằng ngôi kể thứ nhất kết hợp với mạch hồi tưởng từ quá khứ tới hiện đại, cùng việc sử dụng một loạt các từ ngữ biểu lộ cảm xúc, ta như được hoà mình và trong chính lời hồi tưởng của nhân vật tôi. Ta hiểu được sự khó khăn, nỗi vất vả của bà cùng tình yêu thương của bà luôn dành tất cả cho con cho cháu. Đặc biệt là chi tiết: “ Bà ôm hai đứa cháu nhỏ côi cút vào lòng, đôi mắt lại rơm rớm nước…” đã khiến ta không khỏi xúc động, khi thấy trước mắt là khung cảnh bà cháu nhỏ bé gầy gò ôm chặt lấy nhau trong cái đói nghèo của mùa giáp hạt.
Hiểu được nỗi khó khăn vất vả ấy, hơn ai hết, ta học được cách yêu quý và kính trọng ông bà cha mẹ - những người đã không quản ngại khó khăn nuôi nấng ta trưởng thành. Hơn nữa, ta càng khâm phục trước một loạt từ ngữ gợi tả, đã giúp ta thấu hiểu hơn về sự vất vả của bà, về cái nhọc nhằn của mùa giáp hạt- cái mùa con người ta dắt dìu nhau qua những ngày khó
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |