Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận bài thơ "Khép" của Cầm Thị Đào

Cảm nhận bài thơ "Khép" của Cầm Thị ĐàoThầy khép lại bài giảng
Trang cuối cùng hôm nay
Bàn tay khép cánh cửa
Đong nắng hạ vơi đầy….
Đêm khép một ngày dài
Sen khép mùa xoan nở
Hạ men vào khung cửa
Khép tàu dừa đêm sao….
Tiếng trống trường chênh chao
Khép một mùa hoa nắng
Tuổi học trò…. Im lặng
Khép vụng về câu thơ!
Cửa khép để rồi mở
Nụ khép rồi đơm hoa
Em khép thời áo trắng
Đến bao giờ mở ra?
3 trả lời
Hỏi chi tiết
333
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Khép" của Cầm Thị Đào mang đến cho người đọc cảm giác của sự kết thúc, của sự hoàn thành một chu kỳ. Những hình ảnh về việc khép lại bài giảng, khép cánh cửa, khép mùa hoa nắng, khép thời áo trắng đều thể hiện sự kết thúc, sự chấm dứt một điều gì đó. Tuy nhiên, trong sự kết thúc đó cũng chứa đựng hy vọng về sự mở cửa, sự đơm hoa, sự mở ra một cánh cửa mới. Bài thơ mang đến cho người đọc cảm xúc về sự trầm lặng, sự chờ đợi và hy vọng về những điều mới mẻ sắp đến.
0
1
– Nghĩa thực: Từ ” khép” có nghĩa thực là đóng lại, khép lại, kết thúc. – Trong bài thơ từ ” khép” được sử dụng mười lần – biêu hiện của nghệ thuật điệp ngữ thê hiện đặc sắc trong cách dùng từ của tác giả Từ ” khép” trong mỗi câu thơ gắn kết với một đối tượng với hành động cụ thê, khác nhau mang ý nghĩa riêng tinh tế: + Từ ” khép” có nghĩa chỉ sự kết thúc đầy bâng khuâng, tiếc nuối nhưng lại gợi mở về một cái bắt đầu. + Trong khổ thơ đầu từ ” khép” gắn với hình ảnh thầy giáo giảng bải” Thầy khép lại bài giảng” gợi về việc thầy kết thúc bài giảng – kết thúc một giờ học, khóa học.. nhưng gợi niềm tiếc nuối của người học trò về thời gian được học tập dưới sự dìu dắt của thầy đã hết. ” Bàn tay khép cánh cửa”- đóng lại cánh cửa lớp học đọng lại điêu gì sau cánh cửa khép đó. + Khổ 2: Từ ” khép’ gắn với các sự vật, hình ảnh của thiên nhiên “đêm” ” sen”,”hạ” là biểu hiện nghệ thuật nhận hóa khiến thiên nhiên sinh động, có hồn, gần gũi thân quen.” khép” vẫn có nghĩa là kết thúc, đóng lại- kết thúc một ngày, một mùa.. nhưng lại gợi niêm tiếc nuối và gợi mở vê một điêu mới mẻ sẽ đến. + Khổ 3: ” Tiếng trống trường vang lên / Khép một mùa hoa nắng”- khép lại, kết thúc tuổi học trò hồn nhiên. + Khổ cuối: Từ “khép” ngoài ý nghĩa chỉ sự kết thúc đầy tiếc nuối như những khổ trên nhưng còn có nghĩa đó là bắt đầu của sự khởi đầu mới, niêm hi vọng mới: cửa khép sẽ mở, nụ khép sẽ nở hoa, người học trò khép lại thời áo trắng sẽ khôn lớn trưởng thành hơn,chuẩn bị bước sang trang mới của cuộc đời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
vdungg
02/04 22:45:31
Bài thơ "Khép" của Cầm Thị Đào thể hiện sự khép lại của mỗi giai đoạn, mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống. Từ việc khép bài giảng, khép cánh cửa cho đến việc khép mùa hoa nắng, tất cả đều tạo ra cảm giác sự kết thúc, sự chấm dứt nhưng cũng đồng thời mang theo hứng khởi, hy vọng cho một khởi đầu mới. Điều đó thể hiện qua việc cửa khép để rồi mở, nụ khép rồi đơm hoa, em khép thời áo trắng. Bài thơ thể hiện sự chuyển động của thời gian, sự luân phiên của sự khép và mở, tạo nên một chuỗi liên kết vô hình nhưng sâu sắc trong cuộc sống con người.
 
vdungg
chấm điểm cho mình nhé :)))
0
0
Võ Tùng Chi
02/04 22:45:54
+3đ tặng

Có một thời đẹp lạ lùng, một nỗi nhớ mà khi ai ngang qua cũng phải lưu luyến cả đời người. Đó chính là cái tuổi đẹp nhất, tuổi chúng ta còn vui chơi và cười vô tư dưới mái trường, được gọi là thanh xuân. Cái tuổi học trò biết yêu và mơ mộng ấy được xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm thơ ca, bài hát, tản văn,... Nhưng có một bài thơ khiến cho người đọc vấn vương như cánh phượng đỏ kẹp vào trong trang sách năm nào, mang tên “Khép”. Bài thơ của tác giả Cầm Thị Đào là những cảm xúc của tác giả về sự khép lại của một thời học trò trong trẻo, hồn nhiên.

Thơ của Cầm Thị Đào thường mang cảm xúc sâu lắng, trữ tình, đậm chất quê hương. Bài thơ Khép là một trong những bài thơ hay nhất của tác giả, thể hiện những cảm xúc bồi hồi, lưu luyến của tác giả trước thời học trò đã qua. Khi nghe đến tiêu đề, có lẽ rất nhiều người khó hiểu. Tại sao lại là Khép? Có chăng, tuổi xuân của chúng ta cứ trôi mãi, rồi đến một chặng dừng nào đó trên đường đời. Khi chuyến tàu thanh xuân ấy dừng lại vào một chiều hè nào đó, ấy chính là tuổi xuân đã “khép” lại. Khi đọc và tìm hiểu sâu về bài thơ, người đọc mới vỡ lẽ tại sao Cầm Thị Đào lại đặt tên cho bài thơ là Khép. Một động từ đơn giản được đứng một mình, trở thành nguồn cảm hứng và nội dung khái quát của một bài thơ. 

“Thầy khép lại bài giảng
Trang cuối cùng hôm nay
Bàn tay khép cánh cửa
Đong nắng hạ vơi đầy….”

Mở đầu bài thơ, động từ khép đã xuất hiện ngay những dòng thơ đầu. “Thầy khép lại bài giảng”, tức là một môn học nào đó đã kết thúc. Nhưng có lẽ không như mọi ngày, thầy không chỉ giảng xong cho học sinh một bài học, mà người thầy đã truyền đạt xong cho học sinh kho tàng của thầy. Bởi đó chính là trang bài giảng cuối cùng, báo hiệu môn học đã kết thúc, cũng báo hiệu một năm học đã đi đến hồi cuối. Hình ảnh đôi bàn tay đưa ra để đóng cánh cửa như báo hiệu cho một kết thúc, những học sinh đóng cửa ra về sau buổi học. Hình ảnh nắng hạ như nhắc nhở chúng ta rằng, ngày hè đã đến, cũng tức là năm học thực sự kết thúc rồi. Chỉ với 4 câu thơ, người đọc có thể cảm nhận thấy sự bồi hồi của tác giả. Vậy nên ở cuối câu, tác giả mới dùng “…” để thể hiện niềm xúc động trước những hình ảnh khép lại này.

“Đêm khép một ngày dài
Sen khép mùa xoan nở
Hạ men vào khung cửa
Khép tàu dừa đêm sao….”

Đoạn thơ tiếp theo chỉ là những khung cảnh thiên nhiên bình dị, những hiện tượng lặp lại trong ngày hè nắng gió. Ngày dài đến đêm, khi sen nở tức là lúc xoan vừa tàn, ấy chính là khi hạ ghé qua, mang theo cả bộ áo rực rỡ đầy sao đêm hè. Trong 4 câu thơ sau, động từ “khép” được sử dụng liên tiếp 3 lần. Nhưng nó lại không gây trùng lặp, mà dường như tạo nhịp điệu hối hả cho câu văn, như một dấu câu kết ở cuối đoạn. 

"Tiếng trống trường chênh chao
Khép một mùa hoa nắng
Tuổi học trò…. Im lặng
Khép vụng về câu thơ!”


Trong không gian yên tĩnh với những cảm xúc bồi hồi, bỗng nhiên tiếng trống trường lên cao như ngân nga một bài hát. Tiếng trống chênh chao là đoạn kết cho bài nhạc hoa nắng của học trò, nhưng lại mở ra thêm nhiều hy vọng và cơ hội mới. Ấy vậy mà câu thơ lại mang theo nỗi buồn da diết! “Tuổi học trò…” đã khép lại. Tại sao người ta cứ nhớ nhung tuổi học trò đến như vậy? Bởi đó là nơi chúng ta trưởng thành, là nơi chúng ta được học, được vô tư mà cười nói. Bởi, đó là một cột mốc mà khi lớn lên, khi già đi, ai cũng khao khát được quay về. Nên khi ngỡ ngàng nhận ra ngày ấy đã tới, tác giả dường như sững lại, tiếc nuối bao cảm xúc chưa nói ra thành lời, bao việc đã hẹn chưa làm ở cái tuổi đẹp đẽ ấy. 

“Cửa khép để rồi mở
Nụ khép rồi đơm hoa
Em khép thời áo trắng
Đến bao giờ mở ra?”

Ngay trong đoạn thơ tiếp theo, dường như đã trấn an bản thân, nhịp điệu trong đoạn thơ này không còn thúc giục bối rối nữa. Cũng dùng đến 3 động từ “khép”, nhưng câu văn lại mang màu sắc tươi sáng, vui vẻ hơn. Bởi tuổi học trò khép lại, mở ra sẽ là những hy vọng mới, một cánh cửa khác sẽ mở ra cho chúng ta thỏa sức tung bay. Bỏ đi bộ đồng phục trắng, chúng ta sẽ vươn rộng đôi cánh sau hơn 10 năm trau dồi học tập, tung bay đến muôn miền, muôn nơi. Nhưng thử hỏi, ai mà không lưu luyến, ai mà không hối tiếc đây? Vậy nên, đến câu thơ cuối cùng, tác giả thả nhẹ nỗi thẩn thơ của mình trong câu thơ: “Đến bao giờ mở ra?”

Khi đọc xong bài thơ Khép của Cầm Thị Đào, chúng ta đều nhớ về một thời áo trắng hồn nhiên, vô tư, được sống trong vòng tay yêu thương của thầy cô và bạn bè. Để rồi tới những ngày hè, khi tiếng trống trường dần rệu rã, gương mặt ai cũng thoáng nét bối rối, thẫn thờ. Nhưng dù có lưu luyến, chúng ta vẫn phải bước tiếp, đến mở ra cánh cửa tiếp theo trong cuộc đời để bắt đầu chuyến hành trình kế tiếp.

Linh Trần
huhu, bài này cũng có trên web topbee nè mà dài quá, vượt y/c rùii

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo