Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích cách cư xử trước bi kịch của nhân vật Trương Ba được tác giả Lưu Quang Vũ thể hiện qua đoạn trích sau: "Đế Thích trong thân một đứa bé ... tôi chết hẳn!"

Phân tích cách cư xử trước bi kịch của nhân vật Trương Ba được tác giả Lưu Quang Vũ thể hiện qua đoạn trích sau: "Đế Thích trong thân một đứa bé ... tôi chết hẳn!"
2 trả lời
Hỏi chi tiết
229
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong đoạn trích này, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện cách cư xử của nhân vật Trương Ba trước bi kịch một cách rõ ràng và sâu sắc. Nhân vật Trương Ba đã phản ứng một cách rất mạnh mẽ và đau đớn trước sự mất mát của Đế Thích - người mà anh yêu quý như một đứa bé. Việc anh nói "tôi chết hẳn!" cho thấy sự tuyệt vọng và sự đau đớn không thể diễn tả của anh trước bi kịch này.

Từ ngữ "tôi chết hẳn!" cũng thể hiện sự mất mát lớn lao và sự tuyệt vọng không thể cưỡng lại của Trương Ba. Anh không chỉ đơn giản là đau buồn mà còn cảm thấy như cuộc sống của mình đã kết thúc cùng với sự ra đi của Đế Thích. Điều này cho thấy anh đã đặt tình cảm của mình vào mối quan hệ với Đế Thích đến mức không thể chịu đựng được khi mất đi người đó.

Từ đó, ta có thể thấy rằng nhân vật Trương Ba đã phản ứng một cách cực kỳ cảm xúc và đau đớn trước bi kịch, thể hiện sự tương tác phức tạp giữa con người và số phận trong tác phẩm của tác giả Lưu Quang Vũ.
1
2
Thành
03/04 00:06:22
+5đ tặng
 Lưu Quang Vũ đã thể hiện cách cư xử của nhân vật Trương Ba trước bi kịch một cách rõ ràng và sâu sắc. Nhân vật Trương Ba đã phản ứng một cách rất mạnh mẽ và đau đớn trước sự mất mát của Đế Thích - người mà anh yêu quý như một đứa bé. Việc anh nói "tôi chết hẳn!" cho thấy sự tuyệt vọng và sự đau đớn không thể diễn tả của anh trước bi kịch này.

Từ ngữ "tôi chết hẳn!" cũng thể hiện sự mất mát lớn lao và sự tuyệt vọng không thể cưỡng lại của Trương Ba. Anh không chỉ đơn giản là đau buồn mà còn cảm thấy như cuộc sống của mình đã kết thúc cùng với sự ra đi của Đế Thích. Điều này cho thấy anh đã đặt tình cảm của mình vào mối quan hệ với Đế Thích đến mức không thể chịu đựng được khi mất đi người đó

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
quangcuongg
03/04 00:19:48
+4đ tặng

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội lúc đó-thời điểm những năm tám mươi của thế kỉ XX. Lưu Quang Vũ đã khéo léo mượn lại một tích truyện dân gian cũ để đan cài vào đó những suy nghĩ,quan niệm,triết lí nhân văn mới mẻ và sâu sắc.

Câu chuyện bắt đầu từ khi cuộc sống của Trương Ba bắt đầu tái sinh dưới thân xác anh hàng thịt. Với truyện cổ tích, đó là một kết thúc có hậu và Trương Ba tiếp tục hạnh phúc với hình hài và thân xác mới. Tuy vậy, dưới con mắt của Lưu Quang Vũ,hiện thực cuộc đời được tái hiện theo đúng cách mà nó tồn tại. Vì thế mới nảy sinh một bi kịch mới, đó là bi kịch của một tâm hồn thanh cao,trong sáng lại phải sống chật chội trong thân xác của một anh chàng thịt phàm phu tục tử,thô lỗ,bản năng. Tuy vậy, sau ba tháng trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt, với những lí lẽ đầy cám dỗ của thân xác,tâm hồn thanh cao của Trương Ba cũng có lúc bị tha hóa,phải làm những điều trái với tư tưởng, đạo lí của mình để thỏa mãn thân xác. Đó chính là bi kịch nội tại của nhân vật.

Sống trong xác anh hàng thịt, Trương Ba nhận thấy mình ngày càng bị tha hóa và đau khổ hơn là hồn Trương Ba không thể giải quyết được mâu thuẫn đó. Bi kịch được đào sâu,tạo xung đột qua các đoạn đối thoại.

Đầu tiên là cuộc đối thoại căng thẳng, quyết liệt giữa hồn và xác. Xác-bằng những lí lẽ đầy cám dỗ và những chứng cứ xác thực đã làm cho hồn thấy rằng sự tồn tại của nó cũng có cái thú vị. Đó là cảm giác khát thèm xác thịt, cảm giác khát thèm miếng ăn, sự đắc thắng trước bạo lực. Xác anh hàng thịt cũng sắc sảo không kém khi chỉ ra: “Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người sống phải vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác”. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập:” Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch,thẳng thắn! ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo; Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không cs ý nghĩa gì hết,không có tư tưởng,không có cảm xúc…!

Bi kịch ấy vẫn chưa dừng lại. Tuy nhiên, qua lí lẽ của anh chàng hàng thịt, tác giả cũng hàm ý rằng, thể xác cũng có tiếng nói riêng. Đó là tiếng nói của bản năng, của đam mê, dục vọng đời thường. Vì thế, con người phải có khát vọng sống thanh cao nhưng cũng không thể tách hồn khỏi xác vật chất đời thường. Đó cũng là sự mâu thuẫn giữa khát vọng và bản năng con người.

Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riền của mình đã khiến Hồn Trương Ba đã cảm thấy không thể chịu nổi. Và hồn đã quyết không thể khuất phục xác được nữa. Hồn Trương Ba đã phản kháng quyết liệt:” Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!. Đây là lời đối thoại có tính chất quyết định dẫn đến hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.

Qua bi kịch của hồn Trương Ba, nhà văn Lưu Quang Vũ muốn gửi đến những thông điệp đến người đọc. Đó là con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra rằng, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.

Màn kết, Trương Ba trở lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch, hóa thân vào các sự vật thân thương và tồn tại vĩnh cửu bên người thân. Cuộc sống trở lại quy luật tuần hoàn của muôn đời. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan, đồng thời gửi đến cho người đọc thông điệp và sự chiến thắng của cái Thiện cái Đẹp và sự sống đích thực.

Từ tích truyện cổ dân gian, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên một vở kịch có sức lôi cuốn mạnh mẽ, gửi tới người đọc một thông điệp sâu sắc về triết lí sống. Tính đa tầng, đa nghĩa, đã thanh trong vở kịch này là một sáng tạo mới của Lưu Quang Vũ. Chính sự đa hiệu ấy đã làm nên sức hấp dẫn và nguồn sống dạt dào cho vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo