Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
03/04 13:37:31

Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc

bàn về thơ xuân diệu cho rằng thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc. em hiểu ý kiến trên như thế nào hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ quê hương của đỗ trung lai
1 trả lời
Hỏi chi tiết
888
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Thơ Xuân Diệu đã nói rằng thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc, tức là thơ chỉ thực sự đẹp và sâu sắc khi nó chứa đựng những cảm xúc chân thành, sâu lắng và chân thực của tác giả. Điều này có nghĩa là khi đọc một bài thơ, người đọc cảm nhận được sự chân thành, lòng nhiệt huyết và tâm trạng sâu sắc của tác giả thông qua những từ ngữ, hình ảnh và ý tưởng mà tác giả truyền đạt.

Bài thơ "Quê Hương" của Đỗ Trung Lai là một ví dụ xuất sắc cho ý kiến của Thơ Xuân Diệu. Trong bài thơ này, tác giả đã thể hiện một tình yêu sâu đậm đối với quê hương của mình thông qua những hình ảnh mộc mạc, đẹp đẽ và cảm xúc chân thành. Từng câu thơ trong bài thơ đều chứa đựng những tâm trạng, kỷ niệm và tình cảm mà tác giả dành cho quê hương, tạo nên một bức tranh sống động và cảm động về vùng đất yêu thương.

Nhờ vào sự chân thành và sâu sắc trong cảm xúc, bài thơ "Quê Hương" đã gợi lại trong người đọc những kỷ niệm, tình cảm và tâm trạng đặc biệt về quê hương, khiến cho họ cảm thấy gần gũi và đồng cảm với tác giả. Điều này chứng minh rằng thơ thực sự đẹp và sâu sắc khi nó chứa đựng những cảm xúc chân thành và chân thực của tác giả, như Thơ Xuân Diệu đã nói.
0
0
Đỗ Hiền
03/04 20:00:48
+5đ tặng

1. Giải thích - bình luận:

- Thơ ca là loại hình văn học sớm nhất của nhân loại. Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống thông qua thế giới cảm xúc chủ quan của con người. Hệ thống ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu.

- Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người. Thuộc phương thức trữ tình, thơ lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim thi sĩ trước cuộc đời. Cảm xúc đóng vai trò quyết định, là nguồn cội của mọi sáng tạo nghệ thuật.

- Thơ hay: Xuân Diệu đặt ra yêu cầu với một tác phẩm thơ đích thực có giá trị phải đạt đến đỉnh cao cả nội dung lẫn hình thức: cả lời (ngôn từ, hình thức nghệ thuật) cả tư tưởng, cảm xúc phải đạt đến độ chín muồi, đẹp đẽ nhất, mãnh liệt nhất (chín đỏ).

Cụ thể:

+ Lời thơ phải đẹp ( giàu hình ảnh, tinh tuý, hàm súc có âm thanh nhịp điệu rõ rệt...)

+ Lời thơ phải chứa đựng cảm xúc mãnh liệt, cao đẹp, những suy ngẫm sâu sắc về con người cuộc đời.

+ Những lời đẹp đẽ ấy chính là sự thăng hoa cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ trước cuộc đời. Ngược lại cảm xúc mãnh liệt, suy ngẫm sâu sắc phải được thể hiện qua lời đẹp. Chỉ khi cái đẹp của ngôn từ của hình thức nghệ thuật chứa đựng, thể hiện cảm xúc, suy ngẫm mãnh liệt sâu sắc của nhà thơ trước cuộc sống thì mới có thơ đích thực - thơ hay.

=> Ý kiến của Xuân Diệu đặt ra yêu cầu đối với một tác phẩm thơ đích thực. Xuân Diệu coi trọng nghệ thuật nhưng khẳng định vai trò cốt lõi của cảm xúc trong thơ. Để sáng tạo nên những vần thơ đích thực, để vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật chân chính, người nghệ sĩ không những phải có tài mà cần phải có tâm, có tình cảm mãnh liệt, sống hết mình với cuộc đời, biết xúc động nhạy cảm trước mọi niềm vui nỗi buồn của con người và biết làm lây lan tình cảm, gửi đến bạn đọc những thông điệp sâu sắc qua các phương tiện, hình thức nghệ thuật đẹp đẽ.

2. Chọn và phân tích một bài thơ trong chương trình THCS để chứng minh. Thí sinh tự do chọn lựa bài thơ mà mình tâm đắc nhất, có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần làm rõ :

+ Hoàn cảnh cảm hứng, cảm xúc chủ đạo và mạch cảm xúc của bài thơ để cảm nhận sự mãnh liệt trong cảm xúc của tác giả khi sáng tạo.

+ Cảm nhận sự thể hiện cảm xúc mãnh liệt trong tác phẩm thông qua ngôn ngữ, hình tượng đẹp đẽ để thấy lời thơ đã thực sự chín đỏ trong cảm xúc.

+ Khẳng định chính sự mãnh liệt, chín muồi trong cảm xúc, sự thăng hoa của lời thơ đã làm nên sức sống bền lâu của tác phẩm trong lòng bạn đọc.


1. Giải thích - bình luận:

- Thơ ca là loại hình văn học sớm nhất của nhân loại. Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống thông qua thế giới cảm xúc chủ quan của con người. Hệ thống ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu.

- Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người. Thuộc phương thức trữ tình, thơ lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim thi sĩ trước cuộc đời. Cảm xúc đóng vai trò quyết định, là nguồn cội của mọi sáng tạo nghệ thuật.

- Thơ hay: Xuân Diệu đặt ra yêu cầu với một tác phẩm thơ đích thực có giá trị phải đạt đến đỉnh cao cả nội dung lẫn hình thức: cả lời (ngôn từ, hình thức nghệ thuật) cả tư tưởng, cảm xúc phải đạt đến độ chín muồi, đẹp đẽ nhất, mãnh liệt nhất (chín đỏ).

Cụ thể:

+ Lời thơ phải đẹp ( giàu hình ảnh, tinh tuý, hàm súc có âm thanh nhịp điệu rõ rệt...)

+ Lời thơ phải chứa đựng cảm xúc mãnh liệt, cao đẹp, những suy ngẫm sâu sắc về con người cuộc đời.

+ Những lời đẹp đẽ ấy chính là sự thăng hoa cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ trước cuộc đời. Ngược lại cảm xúc mãnh liệt, suy ngẫm sâu sắc phải được thể hiện qua lời đẹp. Chỉ khi cái đẹp của ngôn từ của hình thức nghệ thuật chứa đựng, thể hiện cảm xúc, suy ngẫm mãnh liệt sâu sắc của nhà thơ trước cuộc sống thì mới có thơ đích thực - thơ hay.

=> Ý kiến của Xuân Diệu đặt ra yêu cầu đối với một tác phẩm thơ đích thực. Xuân Diệu coi trọng nghệ thuật nhưng khẳng định vai trò cốt lõi của cảm xúc trong thơ. Để sáng tạo nên những vần thơ đích thực, để vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật chân chính, người nghệ sĩ không những phải có tài mà cần phải có tâm, có tình cảm mãnh liệt, sống hết mình với cuộc đời, biết xúc động nhạy cảm trước mọi niềm vui nỗi buồn của con người và biết làm lây lan tình cảm, gửi đến bạn đọc những thông điệp sâu sắc qua các phương tiện, hình thức nghệ thuật đẹp đẽ.

2. Chọn và phân tích một bài thơ trong chương trình THCS để chứng minh. Thí sinh tự do chọn lựa bài thơ mà mình tâm đắc nhất, có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần làm rõ :

+ Hoàn cảnh cảm hứng, cảm xúc chủ đạo và mạch cảm xúc của bài thơ để cảm nhận sự mãnh liệt trong cảm xúc của tác giả khi sáng tạo.

+ Cảm nhận sự thể hiện cảm xúc mãnh liệt trong tác phẩm thông qua ngôn ngữ, hình tượng đẹp đẽ để thấy lời thơ đã thực sự chín đỏ trong cảm xúc.

+ Khẳng định chính sự mãnh liệt, chín muồi trong cảm xúc, sự thăng hoa của lời thơ đã làm nên sức sống bền lâu của tác phẩm trong lòng bạn đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo