Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Vậy cái xấu, cái ác tồn tại trong văn chương là điều không thể phủ nhận. Nhưng không phải không có một “chuẩn” nào cho những tác phẩm có giá trị thực sự.
Khi phản ánh những “góc khuất”, những phương diện tiêu cực của đời sống con người, để có được những sản phẩm nghệ thuật chân chính, nhà văn phải đứng ở đỉnh cao của lí tưởng thẩm mĩ để soi chiếu. Nhà văn lấy tâm hồn cao đẹp của mình để nhìn vào bóng tối, vạch trần nó, phán xét nó. Bằng cái nhìn của lí tưởng thẩm mĩ, người cầm bút mới có khả năng khai thác sâu sắc cái xấu, cái ác. Hơn thế nữa, càng là những nhân cách cao cả, những tâm hồn cao đẹp, con người ta càng nhạy cảm với cái đen tối, cái xấu xa. Vũ Trọng phụng được giáo dục trong một môi trường gia giáo mà người mẹ của ông đặt ra, bằng những tư tưởng Nho gia chặt chẽ. Do đó, không ai phát hiện, nhìn thấu cái dâm, cái đểu, cái bịp bằng ông (cố nhiên cũng là cái “tạng” riêng của nhà văn). Nhiều người khi đọc Nguyễn Huy Thiệp chê văn ông “ghê ghê” nhưng nhà văn này lại có điểm tựa thẩm mĩ của mình, đó là thiên tính nữ (các nhân vật nữ của Thiệp hầu hết đều vô cùng đẹp), là mối quan hoài, nỗi lòng xót xa trước cuộc đời.
Ở một góc độ khác, cần phải nhớ rằng, một trong bốn biểu hiện quen thuộc nhất của chủ nghĩa nhân đạo (humanism) là lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, lên thân phận con người. Một trong những nội dung của chủ nghĩa này là phê phán cái xấu, cái ác. Những tác phẩm văn chương chân chính thường không thể thiếu được sự kết tinh của chủ nghĩa nhân đạo. Do vậy, nếu viết về cái xấu, cái ác cũng là để công kích nó. Quan trọng hơn, là thể hiện khát vọng về cái thiện, cái đẹp.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |