Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

10/04/2024 21:42:38

Vào đầu thế kỉ XX, vì sao kinh tế Việt Nam vẫn phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu,ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp?

Vào đầu thế kỉ XX, vì sao kinh tế Việt Nam vẫn phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu,ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp?
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
119
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Kinh tế Việt Nam vào đầu thế kỉ XX vẫn phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu và lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp do một số nguyên nhân sau:

1. Sự chi phối của thực dân Pháp: Việt Nam là một trong những thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam bị chi phối và kiểm soát chặt chẽ bởi thực dân Pháp. Việc này đã làm cho Việt Nam không thể phát triển độc lập và tự chủ trong việc xây dựng kinh tế.

2. Thiếu hạ tầng và công nghệ: Khi đó, Việt Nam thiếu hạ tầng cơ sở và công nghệ hiện đại để phát triển kinh tế. Việc thiếu hụt các yếu tố này đã làm cho kinh tế Việt Nam gặp khó khăn trong việc cạnh tranh và phát triển.

3. Sự chậm trễ trong việc công nghiệp hóa: Trong thời kỳ đó, Việt Nam vẫn chưa thực hiện được quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ, dẫn đến sự phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu và sản phẩm nhập khẩu từ Pháp.

4. Sự thiếu hụt vốn đầu tư: Việt Nam vào thời kỳ đó còn thiếu hụt vốn đầu tư để phát triển kinh tế, do đó việc phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn và chậm trễ.

Tóm lại, những nguyên nhân trên đã làm cho kinh tế Việt Nam vào đầu thế kỉ XX phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu và lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.
1
0
Tiến Dũng
10/04/2024 22:18:54
+5đ tặng

Khắp nơi trên thế giới, người ta đang bàn về tình trạng kinh tế toàn cầu liên quan thiết thân đến “miếng cơm, manh áo” của mọi người hiện nay. Đó là suy thoái hay khủng hoảng kinh tế (KHKT), chỉ là khủng hoảng tài chính tiền tệ hay KHKT? Tại sao điểm xuất phát của sự bùng nổ tiêu cực lại ở nước Mỹ, tại sao bắt đầu sự đổ vỡ từ ngành ngân hàng, tại sao lại tác động đến cả thế giới, v.v. Và, điều quan trọng nhất đối với chúng ta là: Việt Nam có thể “bình chân như vại” hay cũng phải tìm kế sách đặc biệt để vượt qua khó khăn; hơn nữa, kế sách này có gì đặc thù Việt Nam? Đó là những câu hỏi thật hóc búa, trả lời không dễ dàng. Ai cũng thấy cần phải có thêm thời gian theo dõi sát sao để có câu trả lời thoả đáng.

Chúng ta biết rằng, chủ nghĩa tư bản (CNTB) với tính cách một chế độ xã hội mới, tiến bộ hơn chế độ phong kiến, đã ra đời sớm nhất ở Hà Lan từ thế kỷ XVI, rồi phát triển mạnh mẽ ở châu Âu vào thế kỷ XVIII, XIX. Ngay giữa lúc CNTB còn đang ở giai đoạn phồn thịnh, thì cuộc KHKT đầu tiên của nó đã xảy ra (năm 1825), từ đó đến cuối thế kỷ XX đã xảy ra gần 10 cuộc KHKT toàn thế giới tư bản chủ nghĩa (TBCN) (1857, 1873, 1900-1903, 1907, 1929-1933, 1957-1958, 1969-1970, 1973-1975, 1982, v.v.). Chưa cần đến sự phân tích lô-gíc, mà chỉ từ thực tiễn phức tạp của những cuộc KHKT thế giới này cũng đã cho thấy mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản và địa vị lịch sử của CNTB.

 Cuộc KHKT 2008 mang tính đặc thù, không thể giải quyết được mâu thuẫn nội tại của CNTB là mâu thuẫn giữa chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất với tính chất và trình độ xã hội hóa cao của nền sản xuất xã hội. Tính đặc thù của cuộc khủng hoảng ở chỗ: nó khởi phát từ Mỹ chứ không phải từ Anh, Pháp hay Đức như các cuộc khủng hoảng trước, không chỉ lan ra thế giới TBCN mà lan đến tất cả các nước khác. Ở Mỹ, khủng hoảng lại khởi phát từ ngành ngân hàng, tín dụng, từ kinh doanh bất động sản chứ không phải từ ngành sản xuất công nghiệp... Tổng thống Mỹ G. Bush chối đây đẩy rằng, đây không phải là KHKT mà chỉ là suy thoái kinh tế. Các học giả tư sản, các chính phủ và chính khách các nước, khi thì nói khủng hoảng tài chính, khi lại nói KHKT. Một cuộc KHKT từ khi bắt đầu đến khi kết thúc thường trải qua 4 giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi, hưng thịnh. Căn cứ vào đặc điểm của các cuộc KHKT và thực tiễn đang diễn ra ở các nước trên thế giới, có thể nói, tình trạng suy thoái kinh tế thế giới hiện nay về thực chất là KHKT.

Mọi người đều có thể dễ dàng cảm nhận được tình trạng KHKT thế giới hiện nay, khi mà tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu trong nhiều năm là 4% - 5% thì năm 2008 chỉ còn 2,5%, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển từ 8% còn 4%; khi mà hai nền kinh tế lớn nhất, nhì thế giới là Mỹ và Nhật cùng nhiều nước G7 đang đứng trước nguy cơ có tốc độ tăng trưởng âm; khi mà giá cả nhiều hàng hóa đang hạ xuống bất thường, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc phá sản; khi mà nạn thất nghiệp gia tăng và lan tràn khắp các nước tư bản phát triển. Giá xăng dầu tụt xuống chưa từng thấy, giá các sản phẩm của luyện kim cũng hạ lạ thường, ảnh hưởng dây chuyền đến giá cả hàng loạt hàng hóa, là rất đặc trưng cho tình trạng suy thoái kinh tế hiện đại. Tình trạng đình đốn, đe dọa phá sản của các hãng ô tô ở các nước, như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Italia, Đức..., tình trạng bi đát của các ngân hàng các nước G7, đều rất điển hình cho KHKT toàn cầu 2008. Người ta đang dự báo năm 2009 có thể tăng trưởng GDP toàn thế giới chỉ từ 0,5% - 0,9%.

CNTB dù ở đâu, ở thời điểm nào, thì giá trị thặng dư (hình thức biểu hiện bên ngoài là lợi nhuận) cũng vẫn là động cơ và mục đích. Nước Mỹ vẫn tự hào về “CNTB nhân dân” để giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất thừa với sức thanh toán có hạn, thì cũng không thể che giấu được mục đích và động cơ đó. Ở Mỹ có hàng trăm ngân hàng. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng Mỹ cho dân vay rất nhiều tiền với những điều kiện vô cùng dễ dàng, lãi suất thấp. Dân dùng tiền vay để mua cổ phần, cổ phiếu, mua sắm nhà cửa, ô tô và nhiều đồ dùng, phương tiện khác. Đặc biệt, kinh doanh bất động sản rất phát triển. Trên 500 nhà chọc trời với hàng triệu căn hộ mà người dân Mỹ có thể mua được nhờ vào tiền vay ngân hàng. Người ta có thể dùng nhà đất thế chấp để lại tiếp tục vay ngân hàng, trong khi nợ cũ chưa trả được. Các giấy tờ có giá được mua đi bán lại rất phổ biến trên thị trường, nghĩa là thị trường chứng khoán rất phát triển. Việc mua bán các chứng khoán ấy là mua bán tư bản giả, còn tư bản thật lại đang tồn tại và vận động trong sản xuất, trong vòng tuần hoàn chu chuyển của các quá trình tái sản xuất. Chính điều ấy đã che lấp sự thật về sản xuất thừa, quá sức thanh toán của xã hội, chứa đựng tiềm ẩn KHKT. Và, chỉ cần một mắt xích nào đó đến kỳ hạn mà không trả nợ được, thì cả dây chuyền tín dụng xã hội sẽ đổ vỡ. Các ngân hàng ở Mỹ là người chủ sở hữu nhiều nhà đất, nhưng trong tay lại thiếu tiền vốn lưu động. Từ cuối năm 2007, nhiều ngân hàng Mỹ đã không đòi được nợ, theo đó đã thiếu tiền để chi trả và cho vay. Các doanh nghiệp không vay được tiền để kinh doanh, người gửi thì đua nhau rút tiền, việc gửi tiền giảm sút bất thường do thiếu tin vào khả năng thanh toán của ngân hàng. Từ đó, trong suốt năm 2008, các ngân hàng Mỹ lần lượt gặp khó khăn điêu đứng, có nguy cơ phá sản. Tình trạng trên dẫn đến hậu quả sản xuất đình đốn, dãn việc làm, hàng hóa ế ẩm, giá cả hạ xuống mà đời sống của nhân dân lao động vẫn lao đao. (Ngay cả Tập đoàn Báo chí Mỹ cũng có nguy cơ phải đóng cửa nhiều toà báo...). Từ khủng hoảng tài chính, tín dụng dẫn đến khủng hoảng các lĩnh vực khác, như thế cũng rất lô-gíc, vì ngân hàng là trung ương thần kinh của toàn bộ nền kinh tế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×