Chắc hẳn đối về đề tài viết về bà, về mẹ sẽ rất nhiều nhưng ngược lại những tác phẩm viết về cha lại khá khiêm tốn. Không phải vì tình yêu thương của cha ít hơn với mẹ, với bà. Mà tình yêu của người cha dành cho những đứa con của mình luôn luôn thầm kín, không bộc lộ quá nhiều. Nhưng tác giả trẻ Cao Thị Tỵ đã có một truyện ngắn rất hay và để lại cho chúng ta những bài học ý nghĩa sâu sắc đó là tác phẩm ' Bố tôi".
Câu chuyện mở đầu bằng những lời kể của Ngoại. Nhân vật ' tôi" lớn lên trong hoàn cảnh đã mất mẹ từ sớm khi mới lên ba, con đứa em thì đã mồ côi mẹ từ khi mới một tuổi. Đó là một mất mát, một cú sốc khá lớn đối với một đứa trẻ ba tuổi. Và nó cũng là nỗi đau của người cha phải một mình nuôi những đứa con thơ dại.
Người bố của nhân vật " tôi" vì ngày phải đi làm nên việc chăm lo cho các con phải nhờ đến bà ngoại. Nhưng cứ khi về đến nhà thì bố lại ôm đàn con thơ dại của mình vào lòng mà vỗ về, mà chăm sóc thay cho mẹ. Bố không hề biết ru mà thay vào đó là đọc một bài thơ có tên " Bầm ơi". Những đứa con còn nhỏ nghe một lúc thì đã ngủ say nhưng không hề biết được rằng những lúc đó người bố lại xúc động nghẹn ngào và có khi là sẽ rơi nước mắt khi nghĩ đến hoàn cảnh của mình, hoàn cảnh của những đứa con thơ.
Và người bố muốn dành hết tất thảy sự yêu thương đó cho hai đứa con khi đã thiệt thòi vì không có mẹ. Nên dù mọi người có nói người nên tục huyền - tìm mẹ lế thì người bố đã từ chối vì sợ các con sẽ không còn được yêu thương, và cũng sẽ không có thời gian để yêu thương các con đủ nhiều. Vậy nên người bố đã chọn gác lại hạnh phúc nhỏ của mình để chỉ mong các con được lớn lên trong tình yêu thương của cha.
Không muốn để các con khổ sở, vất vả nên người bố đã đi làm nhiều công việc khác nhau, dù vất vả thế nào cũng không bao giờ để cho con phải chờ đợi trước cổng trường, người bố sẽ luôn cố gắng đón con đúng giờ.
Nhưng khi bố ngã bệnh thì nhân vật " tôi" mới nhận ra sự vô tâm, vô tư của mình mà không biết giúp đỡ bố nhiều hơn. Dù trong lúc ốm đau, bệnh tật thì bố cũng chỉ lo cho con cái học hành mầ không nghĩ đến bản thân mình. Đến khi nhân vật " tôi" nhận ra thì đã quá muộn vì người bố đã qua đời.
Câu chuyện dừng lại trong dòng suy ngẫm của nhân vật và thốt lên rằng " Bố ơi! Gía như con biết thương và giúp đỡ bố nhiều hơn." Đó là tình yêu thương, sự trân trọng những gì mà người bố đã cố gắng chăm lo, bù đắp tình thương cho người đứa con còn thơ dại của mình. Câu chuyện không quá dài nhưng khi đọc xong ai trong chúng ta cũng có những suy ngẫm khác nhau và tự nhìn lại bản thân đã làm gì để cho bố mẹ vui lòng hay chưa?