Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày các hiểu biết của em về phương pháp làm phân bón từ rác thải (rau thực phẩm bỏ)

Câu 1 : Trình bày các hiểu biết của em về phương pháp làm phân bón từ rác thải (rau thực phẩm bỏ)
Câu 2 : Em sẽ làm gì để sử dụng thực phẩm hiệu quả
3 trả lời
Hỏi chi tiết
79
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Phương pháp làm phân bón từ rác thải, đặc biệt là rau thực phẩm bỏ, là quá trình biến đổi rác thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ để tái sử dụng trong việc trồng cây. Quá trình này bao gồm việc phân loại rác thải, ủ rác thải để phân hủy vi sinh vật và tạo ra phân bón tự nhiên. Phương pháp này giúp giảm thiểu lượng rác thải đưa vào môi trường, tạo ra phân bón hữu cơ an toàn cho cây trồng và giúp cải thiện chất lượng đất đai.

Câu 2: Để sử dụng thực phẩm hiệu quả, em sẽ thực hiện các biện pháp sau:
1. Lập kế hoạch mua sắm thực phẩm theo nhu cầu thực tế, tránh lãng phí thực phẩm.
2. Bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh hao hụt và ô nhiễm.
3. Sử dụng thực phẩm còn lại để chế biến thành món mới hoặc biến tấu món ăn để tận dụng tối đa.
4. Tìm hiểu và áp dụng các phương pháp làm phân bón từ rác thải để tái sử dụng rau thực phẩm bỏ và giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt.
5. Tham gia các hoạt động tình nguyện, chia sẻ thực phẩm dư thừa cho người có hoàn cảnh khó khăn.
1
0
Hưngg
15/04 09:56:17
+5đ tặng
Câu 1.

Phân loại rác thải

Để thực hiện lấy rác thải tại nhóm bếp trong trường mầm non đúng cách và hiệu quả, chúng tôi hướng dẫn các cô cấp dưỡng phân loại rác thải ngay trong quá trình sơ chế thực phẩm. Các loại vỏ của củ, quả, rau lá hư, vỏ tôm tép, xương cá… các cô phân loại và cho vào các túi đựng riêng, còn các loại túi nhựa, hộp nhựa được để riêng.

Hàng ngày, sau khi đảm bảo qui trình chế biến thức ăn xong, rác thực phẩm được mang ra phía sau để thu gom cho quá trình ủ.

Ngoài rác thải được lấy tại bếp, chúng tôi còn đặt một số thùng rác trong sân trường; đồng thời hướng dẫn và khuyến khích các giáo viên, phụ huynh và trẻ cùng thực hiện phân loại rác như: thức ăn thừa, bánh, kẹo, lá cây, lá chuối, bao giấy…để vào thùng đựng rác hữu cơ; túi nhựa, hộp sữa, chai nước nhựa… để vào thùng đựng rác vô cơ.

* Thiết kế thùng rác ủ rác

Phối hợp với Hội Phụ nữ phường Phú Tân trường đã mua 02 thùng ủ rác 100 lít, có sức chứa khoảng 50 kg rác thực phẩm.

Nhận thấy số lượng thùng rác được trang bị chưa đủ cho lượng rác thải ra hàng ngày, nên chúng tôi tận dụng thêm một số thùng mút xốp có nắp đậy để ủ rác thực phẩm, vì đặc điểm của thùng ủ rác cần phải kín và có nắp đậy để tránh gây mùi hôi xung quanh.

* Các bước ủ rác

1. Tạo lớp đáy cho thùng ủ

Các thùng ủ cần được đặt ngoài trời, tốt nhất là những nơi có bóng râm. Đối với các thùng mút xốp cần phải được kê cao trên giá để tránh môi trường ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Để quá trình ủ phân có thể thoát nước và thoát khí tốt, dưới đáy thùng cần được lót một lớp củi nhỏ, nhành cây khô khoảng 4-5 cm. Tiếp đến là một lớp  tro trấu, mụn dừa dày khoảng 20 cm, tạo điều kiện cho rác thải hữu cơ phân hủy tốt, không bị động nước.

2. Cho rác thải vào thùng

Lượng rác thải thực phẩm được cho vào thùng mỗi ngày cho đến khi đầy ¾ thùng ủ, lưu ý không nên dùng các loại vỏ cam, quýt, lá xả, vì các tinh dầu sẽ có tác dụng giảm thiểu quá trình phân hủy. Sau đó, rải một lớp tro trấu lên trên phần rác thải và phun nhẹ một ít nước lên trên bề mặt để tạo độ ẩm cho quá trình phân hủy. Phải cẩn thận trong quá trình ủ không làm hở hoặc bật nắp thùng.

Khoảng 15 - 20 ngày, có thể mở nắp thùng ủ, đảo đều phân hữu cơ để chắc chắn các nguyên liệu màu nâu và xanh được trộn đều với nhau. Bước này giúp cung cấp thêm oxy, hỗ trợ cho các hoạt động của vi sinh vật có trong phân để thúc đẩy quá trình phân hủy nhanh hơn.

3. Hoàn thành quá trình phân hủy của rác thành phân hữu cơ bón cho cây trồng

Sau 60 đến 90 ngày, toàn bộ lượng rác thải được ủ đều chuyển sang màu nâu, có dạng vụn, xốp như bùn, không còn mùi hôi; lúc này, rác thải đã được phân hủy hoàn toàn và có thể sử dụng như phân bón thông thường.

Phân hữu cơ sau khi ủ được trộn trong đất để bổ sung dinh dưỡng và làm cho đất thêm màu mỡ trước khi gieo trồng. Cây trồng được bổ sung các dưỡng chất cần thiết nên phát triển nhanh và mạnh hơn, đồng thời cho ra nguồn sản phẩm sạch và an toàn, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng của từng loại rau, củ, quả

Câu 2:

1. Chọn thực phẩm tươi sạch

Kiểm tra thực phẩm trước khi mua, không sử dụng thực phẩm đã bị mốc, ôi thiu, hết hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.

2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm sạch sẽ

- Nơi ăn uống phải cao ráo, thoáng mát

- Thực phẩm, dụng cụ trước khi chế biến phải được rửa, xử lí sạch sẽ

3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

- Không để dụng cụ bẩn qua đêm.

- Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.

4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ.

5. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
 

6. Giữ vệ sinh cá nhân tốt

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.

- Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.

7. Sử dụng nước sạch trong ăn uống

Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.

8. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

- Không sử dụng sách, báo cũ, bao ni lông màu để gói thức ăn chín.

- Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, không thấm chất độc vào thực phẩm.

9. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
ák wỷ fai fai
15/04 11:03:30
+4đ tặng

Câu 1: Phương pháp làm phân bón từ rác thải, đặc biệt là rau thực phẩm bỏ, là quá trình biến đổi rác thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ để tái sử dụng trong việc trồng cây. Quá trình này bao gồm việc phân loại rác thải, ủ rác thải để phân hủy vi sinh vật và tạo ra phân bón tự nhiên. Phương pháp này giúp giảm thiểu lượng rác thải đưa vào môi trường, tạo ra phân bón hữu cơ an toàn cho cây trồng và giúp cải thiện chất lượng đất đai.

Câu 2: Để sử dụng thực phẩm hiệu quả, em sẽ thực hiện các biện pháp sau:
1. Lập kế hoạch mua sắm thực phẩm theo nhu cầu thực tế, tránh lãng phí thực phẩm.
2. Bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh hao hụt và ô nhiễm.
3. Sử dụng thực phẩm còn lại để chế biến thành món mới hoặc biến tấu món ăn để tận dụng tối đa.
4. Tìm hiểu và áp dụng các phương pháp làm phân bón từ rác thải để tái sử dụng rau thực phẩm bỏ và giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt.
5. Tham gia các hoạt động tình nguyện, chia sẻ thực phẩm dư thừa cho người có hoàn cảnh khó khăn.
2
0
+3đ tặng
Em sẽ làm gì để sử dụng thực phẩm hiệu quả
+ Đi chợ mỗi ngày để mau thực phẩm tươi sống, về nhà chế biến và ăn trong ngày với số lượng vừa đủ để ăn tươi ngon và không bỏ lãng phí
+ Những đồ mua dữ trữ thì em sẽ để ngăn đông để giữ cho tươi lâu hơn, sản phẩm cần dùng trong ngày thì để ngăn mát
+ Để nơi thoáng mát, không ẩm mốc để giữ rau củ hái về tươi lâu hơn
+ Nếu không mayt rau củ bị héo, bỏ phần héo để cho lợ, gà ăn. Còn phần tươi sử dụng tiếp
+ Vỏ từ rau củ quả có thể chế biến rồi cho gà, lợn ăn
+ Rác thải từ rau củ hỏng, vỏ rau củ thì làm phân bón và bón cho cây trồng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Hóa học Lớp 12 mới nhất
Trắc nghiệm Hóa học Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k