Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn
đúng hoặc sai
Câu 76: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành
Thăng Long, bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ, thế kỉ VII) qua thời
được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, là minh chứng cho sự phát
Đinh, Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê sơ. Đây là quần thể kiến trúc đồ sộ,
triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.
Năm 2010, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO ghi danh là
Di sản văn hóa Thế giới.
tr.68)
(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều,
a. Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt qua nhiều triều đại phong kiến từ Đinh, Tiền
Lê đến Lý, Trần, Lê sơ.
b. Những dấu tích để lại trong Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là một cơ
sở để tìm hiểu, nghiên cứu về văn minh Đại Việt.
C. Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là một quần thể kiến trúc đồ sộ, còn nguyên vẹn
đến ngày nay, được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới
d. Kinh thành Thăng Long là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Đại Việt trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hóa, giáo dục.
Câu 77: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Năm 1048, nhà Lý bắt đầu dựng đàn Xã Tắc ở Thăng Long, đến nay còn di tích tại khu
vực nút giao thông Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội). Việc tôn thờ thần Đất (Xã) và thần
Lúa (Tắc) cho thấy triều đình rất coi trọng sản xuất nông nghiệp.
Trong các năm gặp nhiều thiên tai, dịch bệnh, triều đình miễn thuế cho dân,...nhà vua
đích thân làm lễ để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
sống, tr.68)
(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ kết nối tri thức với cuộc
a. Đàn Xã Tắc lần đầu tiên được xây dựng vào thế kỉ XI dưới vương triều nhà Lý.
b. Đàn Xã Tắc là một công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu của văn minh Đại Việt.
c. Việc dựng đàn Xã Tắc là một biểu hiện chứng tỏ nhà nước rất quan tâm đến sản xuất
nông nghiệp.
d. Đàn Xã Tắc là nơi thờ thần Đất và thần Lúa, đồng thời cũng là nơi nhà vua làm lễ để
cầu mong cho sự phát triển của nông nghiệp.
Câu 78: Đọc đoạn tư liệu sau đây
Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển nền văn minh Đại
Việt. Vị thế độc lập về chính trị dẫn đến ý thức độc lập về văn hóa. Trải qua các triều đại
Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ,..., nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng
cố vững chắc. Đó là điều kiện thuận lợi để xây dựng một nền văn hóa với nhiều nét đặc
sắc, tạo nên nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ và toàn diện.
1 Xem trả lời
3.733