Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy

viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy (ngắn) 

 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
223
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trên con đường đời, không phải lúc nào cũng có những người hi sinh thầm lặng như dì Bảy. Dì Bảy là một người phụ nữ bình thường, không quá nổi bật, không quá giàu có, nhưng trái tim của dì luôn chứa đựng tình yêu thương và sự hy sinh vô điều kiện.

Dì Bảy là người chăm sóc gia đình, là người luôn đặt lợi ích của người khác trên hết. Mỗi ngày, dì ấy dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình, dì ấy là người cuối cùng ngủ sau khi mọi người đã ngủ say. Dì Bảy không chỉ là người phụ nữ của gia đình mà còn là người mẹ, người chị, người bạn đồng hành đáng tin cậy.

Những lúc gia đình gặp khó khăn, dì Bảy luôn là người đứng đầu giúp đỡ. Dì không chỉ đem lại sự ấm áp mà còn là nguồn động viên, sức mạnh để mọi người vượt qua khó khăn. Dì Bảy không cần nhận lại bất kỳ điều gì, dì chỉ cần thấy mọi người hạnh phúc, là dì đã cảm thấy hạnh phúc.

Sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy không cần phải được công nhận hay khen ngợi, bởi vì dì không làm điều đó vì danh vọng hay lợi ích cá nhân. Dì Bảy hi sinh vì tình yêu, vì trách nhiệm, vì lòng nhân ái. Dì Bảy là người hình mẫu, là nguồn động viên lớn lao cho tất cả mọi người trong gia đình.

Dì Bảy, người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và hi sinh. Dì Bảy, người không cần nhiều lời khen ngợi, chỉ cần thấy mọi người hạnh phúc, dì đã thấy đủ hạnh phúc. Dì Bảy, người không bao giờ quên hi sinh thầm lặng cho tình yêu và gia đình.
2
0
Thợ Săn Anh Hùng
16/04 20:10:44
+5đ tặng

Dân tộc Việt Nam để có được hòa bình như hôm nay đã phải trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến. Trong những cuộc chiến đó, luôn có sự hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ. Họ là những chiến sĩ trên chiến trường, nói cách khác là nơi tiền tuyến. Ở hậu phương, trong những năm tháng chiến tranh, cũng có biết bao là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ. Nhắc đến đây, tôi nghĩ tới nhân vật dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương.

Nhân vật Dì Bảy là một người phụ nữ để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục khó nói thành lời. Khi mới 20 tuổi, độ tuổi xuân thì nhất, dì đã được gả đi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những người đang chờ mong. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dì Bảy đã chở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dượng Bảy đã không thể cho dì được một hạnh phúc trọn vẹn.

Đến khi nghe tin bản thân trở thành góa phụ, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.

Dì Bảy đã cho tôi hiểu về đức hi sinh của con người. Tôi tin rằng thế hệ tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Nhưng tôi cũng mong sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phương Mai
16/04 20:10:55
+4đ tặng

Những năm tháng chiến tranh đã gây ra quá nhiều mất mát, đau thương. Đến với tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà”, Huỳnh Như Phương đã khắc họa điều đó một cách chân thực qua nhân vật dì Bảy.

Cuộc đời của nhân vật dì Bảy đã trải qua sự bất hạnh. Dì lấy chồng khi mới hai mươi tuổi. Vừa kết hôn, dượng Bảy đã phải đi tập kết và chiến đấu. Hai vợ chồng dì chỉ trao đổi qua những lá thư. Chiến tranh sắp kết thúc, dượng Bảy hy sinh, dì trở thành người phụ nữ góa chồng. Những năm tháng mòn mỏi chờ đợi trở nên vô nghĩa. Tuổi thanh xuân của dì cứ thế trôi đi.

Chắc hẳn, người đọc không thể quên được hình ảnh dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Qua hình ảnh này, chúng ta có thể thấy được dì Bảy đã phải hy sinh hạnh phúc cá nhân mình vì sự nghiệp chung của đất nước. Rõ ràng, dì cũng chỉ là một trong vô số người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng đồng cảnh ngộ. Sự hy sinh của họ thầm lặng mà cao cả, đáng ngưỡng mộ và trân trọng.

Hình ảnh dì Bảy cũng chính là tấm gương để thế hệ hôm nay ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Chúng ta cần biết trân trọng, sống ý nghĩa hơn cho xứng đáng với sự hy sinh đó.

Phương Mai
cậu ơi , cậu chấm điểm cho tớ đc hông ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo