LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận xã hội về "Đức tính khiêm tốn"

Viết bài văn nghị luận xã hội về "Đức tính khiêm tốn"
5 trả lời
Hỏi chi tiết
129
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đức tính khiêm tốn là một trong những phẩm chất quan trọng mà mỗi người nên trau dồi và phát triển trong cuộc sống hàng ngày. Khiêm tốn không chỉ giúp chúng ta trở nên khiêm nhường và tôn trọng người khác mà còn giúp chúng ta trở nên tự tin và thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

Trong xã hội hiện nay, đức tính khiêm tốn đang dần trở nên hiếm hoi và ít được chú trọng. Người ta thường tự cao tự đại, tự cho mình là tốt nhất mà không biết lắng nghe ý kiến của người khác. Điều này không chỉ tạo ra sự xung đột và gây mất hòa giải trong các mối quan hệ mà còn làm giảm hiệu quả công việc và gây ra nhiều vấn đề khác.

Đức tính khiêm tốn không chỉ là phẩm chất cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng giúp xây dựng một xã hội văn minh và hài hòa. Khi chúng ta biết khiêm tốn, chúng ta sẽ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, không tự cho mình là trung tâm của mọi sự việc. Điều này giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh và tạo ra môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.

Để phát triển đức tính khiêm tốn, chúng ta cần thường xuyên tự kiểm điểm bản thân, biết nhận lỗi và học hỏi từ những sai lầm của mình. Chúng ta cũng cần biết đánh giá đúng mức khả năng của mình và không tự đặt ra những kỳ vọng quá cao. Bằng cách này, chúng ta sẽ trở nên khiêm tốn hơn, tự tin hơn và thành công hơn trong cuộc sống.

Trong tất cả các tình huống, đức tính khiêm tốn luôn là chìa khóa giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn và thách thức. Hãy trau dồi và phát triển đức tính khiêm tốn trong bản thân mình để trở nên tốt hơn và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
2
0
Phương Mai
18/04 08:37:18
+5đ tặng

Một bông hoa sẽ trở nên đẹp đẽ trước mắt người đọc khi nó tỏa ngát hương thơm với những màu sắc và vẻ đẹp tượng trưng của mình, và một con người thật sự trở nên là đẹp trước mắt người khác khi con người đó tồn tại nhiều đức tính tốt hơn là xấu. Không ai trong chúng ta không có tật xấu cả trừ những người vĩ đại như Bác Hồ. Thế nên người được coi là đẹp khi có nhiều đức tính tốt hơn và tật xấu thì phải hạn chế được. Một trong những đức tính tốt làm nên vẻ đẹp tâm hồn của con người đó chính là đức tính khiêm nhường.

Khiêm nhường có thể được hiểu là một đức tính tốt của con người mà nó thể hiện được sự nhường nhịn trong con người. Cắt nghĩa từng từ một ta thấy khiêm có nghĩa là khiêm tốn, nhường có nghĩa là nhường nhịn. Vì thế khiêm nhường có nghĩa là khiêm tốn và nhường nhịn trong các mối quan hệ, không tự đánh giá cao bản thân mình và cũng không khoe khoang. Nói tóm lại khiêm nhường chính là không tranh giành sự hơn kém với người khác, khiêm tốn, không ba hoa hay khoe khoang và đồng thời cũng là nhường nhịn sẵn sàng cho họ ý nghĩ là hơn mình. Nói về tính khiêm nhường trong cuốn “Nhật ký về lòng thương xót” của Thánh Nữ Faustina Kowalska, Chúa Giêsu nói với Thánh Nữ về nhân đức khiêm nhường: “Con hãy đem đến Ta các tâm hồn hiền hòa, khiêm tốn và những tâm hồn trẻ thơ. Hãy nhấn chìm họ vào đại dương thương xót của Ta. Những tâm hồn này giống trái tim hơn hết. Họ tăng nghị lực cho Ta để Ta bước vào cơn hấp hối đau thương. Ta thấy họ như những thiên thần trần thế, chầu chực quanh các bàn thờ của Ta. Ta đổ tràn trên họ những dòng thác lũ ân sủng. Duy chỉ những tâm hồn khiêm nhường mới có khả năng đón nhận ân huệ của Ta. Ta đặc biệt tín nhiệm nơi những tâm hồn đó”.

Vậy thì khiêm nhường được thể hiện như thế nào trong cuộc sống hiện nay. Có thể nói rằng trong cuộc sống hiện nay thì khiêm nhường biểu hiện rất rõ qua tính cách của một con người và cũng chính vì thế mà qua các mối quan hệ nó lại càng được thể hiện rõ ràng hơn. Trước hết là tính khiêm nhường trong mối quan hệ của anh chị em trong gia đình. Bố mẹ thì luôn là người hi sinh nhận phần khó phần thiệt phần vất vả về mình để cho ta những cái dễ rồi còn những anh chị em trong một gia đình thì thế nào? Có thể nói chị em trong gia đình nếu có đức tính khiêm nhường thì những người ấy sẽ luôn luôn đặt mình nhỏ hơn và kém hơn anh chị em của mình. Cũng vì thế mà chúng ta học tập được từ những người mình cho là hơn mình những phẩm chất hay bất cứ những thứ gì bản thân mình không có. Nói về khiêm nhường của anh chị em trong nhà dân gian có câu “Chị em lọt sàng thì cũng xuống nia”. Câu nói ấy nói lên được sự khiêm nhường của những anh chị em trong gia đình mặc dầu không có được những cái lợi trong tay mình nhưng chị em mình lại được người máu mủ với mình chứ có phải người dưng đâu mà tiếc. Chính vì thế trong mối quan hệ gia đình cũng rất cần những con người có tính khiêm nhường yêu thương lẫn nhau. Nếu như không có đức tính ấy thì những người trong tranh giành nhau mà đấu đá nhau.

Không những thế mà chúng ta còn phải duy trì tính khiêm nhường với những người xung quanh ta kể cả những người không cùng dòng máu không cùng dân tộc. Chúng ta những người con Việt Nam thì cần phải có đức tính ấy. Bởi vì người dân Việt Nam ta sống rất trọng chữ tình mà khiêm nhường là một đức tính khiến cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Có thể nói rằng khiêm nhường được thể hiện rất rõ trong mối quan hệ xã hội mặc dù không phải là thân thiết hay máu mủ. học cùng với nhau trong một lớp thì dẫu biết mình giỏi đứng đầu lớp thế nhưng nếu là người biết khiêm nhường thì chúng ta sẽ vẫn thấy mình còn rất nhỏ bé, và cần phải học ở những bạn khác nhiều điều. Thật vậy việc mình xếp tên đầu bảng những lĩnh vực mình giỏi không có nghĩa là mình hơn người ta tất cả. biết đâu rằng kiến thức thì ta hơn nhưng kĩ năng sống lại không bằng họ. Chính vì thế mà ta nên học hỏi ở họ giữ một sự khiêm nhường nhất định không nên tự đánh giá mình quá cao mặc cho người ta cũng biết mình giỏi rồi. Tấm gương của đức tính khiêm nhường của chúng ta phải kể đến Bác Hồ. Người là hội tụ đầy đủ nhất những đức tính tốt đẹp của dân tộc ta. Người không những giản dị mà còn rất khiêm nhường. người tìm ra con đường cách mạng cho Việt Nam nhưng Người không hề cảm thấy mình giỏi giang gì so với người khác, luôn luôn nhường cho những người có khả năng lãnh đạo để thay mình.

Như vậy qua đây ta có thể thấy đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt và bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ nó. Những người có đức tính tốt đẹp này thì thường được mọi người không những yêu quý mà còn rất nể phục. Bởi vì họ có tinh thần học hỏi cao và những người như thế thường rất là tốt. Như vậy còn ngần ngại gì nữa mà không xây dựng đức tính đó cho mình?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
+4đ tặng

Con người sinh ra đều là số 0 tròn trĩnh. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng vươn lên và tạo lập riêng cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, rèn luyện cho mình những đức tính tốt đẹp. Một trong số những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện chính là khiêm tốn và không kiêu căng, tự mãn.

Khiêm tốn trái với kiêu căng, tự mãn, khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm. Tính kiêu căng và tự mãn xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người. Bên cạnh đó, tính kiêu căng và tự mãn còn bắt nguồn từ một số người tuy có năng lực hoặc có được một thành tựu nhỏ cho bản thân mình thì lại khoe khoang, cho mình hơn người, không ai có thể bằng mình, từ đó dẫn đến chủ quan và thất bại trong cuộc sống.

Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mọi người. Nếu con người bỏ được tính kiêu căng và tự mãn sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm. Lại có những người tuy trước đây họ kiêu căng tự mãn nhưng họ đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân và sửa đổi để tốt hơn,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo.

Mỗi con người được sống một lần duy nhất và chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống. Hãy sống thật tích cực, ý nghĩa, tạo dựng cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp.

0
0
Huyền Trangg
18/04 08:46:48
+3đ tặng

Có một câu ngạn ngữ Hy Lạp nói rằng: "Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại". Câu nói này đã truyền đạt cho chúng ta bài học về lòng khiêm tốn và đạo đức làm người. Khiêm tốn không chỉ là một bài học, mà còn là một thái độ sống và một nghệ thuật xử thế trên đường đời.

Khiêm tốn là thái độ đúng đắn trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu và không cho mình là cao hơn người khác. Người khiêm tốn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử và luôn tôn trọng bản thân cũng như người khác. Họ không chỉ hài lòng với những gì đã đạt được, mà còn cố gắng phấn đấu để đạt được thành quả cao hơn và tiến bộ trong công việc và cuộc sống.

Khiêm tốn giúp ta nhận thức được những thiếu sót của bản thân để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn và có thể tiếp thu ý kiến đóng góp từ mọi người. Sống khiêm tốn giúp ta được yêu quý hơn và tránh xa lánh sự ganh đua. Nó cũng giúp ta không bị đắm chìm trong thành công và lấy nó làm động lực để tiến lên phía trước

Chúng ta không có đủ tư cách để tỏ ra kiêu ngạo trước người khác, và trí tuệ của chúng ta chỉ là hạt cát nhỏ giữa một sa mạc trí thức rộng lớn. Do đó, rèn luyện tính khiêm tốn là bài học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Khiêm tốn còn là nhân tố quan trọng trong việc đạt được thành công và xây dựng mối quan hệ bền vững trong xã hội.

0
0
Edogawa Kayoko
18/04 08:46:51
+2đ tặng

Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đã đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn nữa. Vì vậy, họ thường gặt hái được nhiều kết quả và thành công mĩ mãn.

Khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người biết khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiếp tục tiến lên phía trước. Nhưng trái lại, những kẻ tự mãn, ngu ngốc đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh.

Trong cuộc sống hiện diện rất nhiều người có lòng khiêm tốn, chẳng hạn như nhà bác học vĩ đại Einstein, ông đã từng nói: "Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng?". Và cũng như Einstein, nhà thơ Tố Hữu đã viết về lòng khiêm tốn của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh: "Như đỉnh non cao tự giấu hình. Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh”. Bác Hồ quả là một người khiêm tốn, ai ai khi gặp Bác đều thấy được vẻ đẹp nội tâm sâu sắc của Bác qua cử chỉ, lời nói, hành động, nụ cười… đều rất giản dị và đáng kính biết mấy.

Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, khiêm tốn trước người, khiêm tốn trước đời, để có thể đạt được nhiều thành công trên đường đời.
 

1
0
NguyễnNhư
19/06 21:43:32
                                                                             Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
     Đó là điều thứ năm trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Một trong các đức tính tốt cần có ở thiếu ni nói riêng và mọi người nói chung là sự khiêm tốn . Đây là 1 phẩm chất đáng quý
      Thế nào là sự khiêm tốn? Khiêm tốn là khiêm nhường, không tự cao tự đại, không kiêu căng tự phụ. Người khiêm tốn luôn thấy mình còn thua kém người khác
       Sự hiểu biết, tài giỏi của một người là rất nhỏ so với kiến thức của nhân loại, có giỏi mấy cũng phải là tuyệt đối , chỉ như hạt cát giữa sa mạc, như giọt nước trong đại dương. Sự khiêm tốn giúp con người thấy mình còn thấp kém, từ đó luôn có ý thức học hỏi, để ngày càng tiên sbooj và thành công trong cuộc sống . Ngay cả nhà bác học thiên tài  Đác - uyn cũng khẳng định " Bác học không có nghĩa là ngừng học" . Khiêm tốn là một đức tính tốt, đáng trân trọng
     Bên cạnh những người tốt như vậy thì có không ít người huênh hoang, khoác lác tự " tiếp thị" mình. Nhừng người kiêu căng, tự phụ , cho mình là nhất , coi thường người khác, bằng lòng với chính mình, từ đó không có ý thức học tập. 
     Bản thân ta phải luôn có ý thức học hỏi, cầu tiến. Không vỗ ngực tự đề cao mình hơn người khácm khi làm được một việc gì đó không khoe khoang , tự mãn.  Sống chan hoàn , giản dị với mọi người chung quanh. 
     Sự khiêm tốn chính là một tố chất cho những ai muốn thành công trên con đường đời, Vì thế tất cả chúng ta nên khiêm nhường, khiêm tốn học hỏi từ mọi người, mội việc chung quanh để trở thành người có hiểu biết , có văn hoá. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư