Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn về câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn

viết bài văn về câu tục ngữ 
Uống nước nhớ nguồn 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
45
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" đã trở nên quen thuộc với mỗi người chúng ta. Đây không chỉ là một câu nói đơn giản mà còn chứa đựng một thông điệp sâu sắc về việc biết ơn và tôn trọng người đã giúp đỡ mình.

Trên thế giới này, không ai có thể tự mình thành công mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Mỗi chúng ta đều có những người thầy, người bạn, người thân đã dành tình cảm và công sức để giúp đỡ chúng ta trên con đường phát triển. Vì vậy, khi chúng ta đạt được thành công, không nên quên nguồn gốc, không nên quên những người đã đứng sau, ủng hộ và khuyến khích chúng ta.

"Uống nước nhớ nguồn" cũng nhắc nhở chúng ta về việc biết ơn và tôn trọng những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Đôi khi, những điều nhỏ nhặt đó có thể là sự giúp đỡ của một người lạ, một lời khuyên từ người thân, một cử chỉ nhỏ từ bạn bè. Việc biết ơn và tôn trọng những điều nhỏ nhặt này sẽ giúp chúng ta trở nên tốt hơn, trở nên nhạy bén hơn trong quan hệ với mọi người xung quanh.

Vậy nên, hãy nhớ rằng, khi chúng ta đạt được thành công, không nên tự mãn và quên đi nguồn gốc, không nên quên đi những người đã giúp đỡ chúng ta. Hãy biết ơn và tôn trọng mọi người xung quanh, vì chỉ khi đó, chúng ta mới thực sự trở nên giàu có và hạnh phúc trong cuộc sống.
1
0
+5đ tặng

Nhân dân ta suốt bao đời nay vẫn luôn gìn giữ, lưu truyền và phát huy một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp. Đó chính là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Đó là một câu tục ngữ mượn hình ảnh ẩn dụ để nói về sự biết ơn trong cuộc sống. Theo đó, khi chúng ta nhận được một điều gì, thì cần phỉa biết trân trọng, biết ơn người đã cho ta điều đó. Đồng thời đền đáp lại công ơn đó theo khả năng của mình. Truyền thống này đã được gìn giữ và lưu truyền suốt bao đời nay, thấm nhuần vào tư tưởng và lối sống của người dân. Điều này thể hiện từ bài học mà mọi đứa trẻ đều được dạy từ khi còn thơ bé. Đó là nhận những món quà người lớn cho bằng hai tay và nói cảm ơn. Truyền thống đó cũng được thể hiện qua các ngày lễ lớn trong năm như ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày lễ Vu Lan, Tết Nguyên Đán. Đó là cơ hội cho chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, thầy cô, tổ tiên của mình. Hay như các hoạt động thăm viếng các liệt sĩ, tặng quà cho các thương binh để bày tỏ sự biết ơn, kính trọng của thế hệ sau đến những người đã hi sinh bản thân vì độc lập tổ quốc. Các bài học trong những chương trình sách giáo khoa ở lớp, hay trong các bộ phim, bài hát, chương trình thực tế đều chứa đựng bài học về sự biết ơn. Bởi vậy, hầu như tất cả người dân Việt Nam ta đều thấm nhuần bài học “Uống nước nhớ nguồn”. Mặc dù hiện nay vẫn tồn tại một số “con sâu” còn thiếu ý thức, chưa có lòng biết ơn, kính trọng với những người đa yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mình. Tuy nhiên đó chỉ là thiểu số và có thể thay đổi, uốn nắn được thông qua giáo dục và tuyên truyền.

Em tin rằng, dù nhiều giá trị cuộc sống thay đổi theo sự phát triển của xã hội, thì truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” vẫn sẽ mãi luôn bền vững.

Nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn Ngắn gọn Mẫu 2

“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Đạo lý ấy được lưu giữa và phát huy suốt theo chiều dài lịch sử đất nước.

Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn” mượn hình ảnh uống nước phải nhờ về nơi tạo ra dòng nước ấy. Để ẩn dụ cho sự biết ơn, nhớ về nguồn cội. Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy bày học về lòng biết ơn qua những câu thơ, bài hát, những câu chuyện nhỏ. Chính ông bà, cha mẹ cũng là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Lòng biết ơn được thể hiện từ tình cảm chân thành và suy nghĩ kính trọng dành cho người đã giúp đỡ chúng ta. Nó đơn giản là lời cảm ơn, là hành động đền đáp trong khả năng của chính mình. Truyền thống biết ơn đấy hiện diện trong từng nhịp sống của người dân Việt ta. Qua truyền thống thờ cúng tổ tiên, hiếu đạo với cha mẹ, ông bà. Qua những ngày lễ, những sự kiện tôn vinh người lao đông, những bác sĩ, nhà giáo, bộ đội… Cứ như thế, truyền thống Uống nước nhớ nguồn vẫn tiếp tục duy trì và le lỏi vào cuộc sống của chúng ta. Hiện nay, xuất hiện một bộ phận giới trẻ đi ngược với đạo lý của ông cha để lại. Họ mặc sức nhận lấy nhưng lại có thái độ hờ hững, không có lòng biết ơn với người khác. Họ không biết nói lời cảm ơn, không biết tri ân những người đã cống hiến cho cuộc sống hôm nay của mình. Thật đáng buồn thay. Tuy chỉ là số lượng nhỏ, nhưng họ vẫn gây ảnh hưởng đến tập thể. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục ngay từ trên ghế nhà trường, để thế hệ trẻ ngày hôm nay thấm nhuần tư tưởng Uống nước nhớ nguồn mà ông cha để lại.

Em tin rằng, những bài học và giá trị của câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn là vô cùng ý nghĩa. Vì vậy, dù cho những giá trị của cuộc sống này có thay đổi theo thời gian thì câu tục ngữ ấy vẫn sẽ mãi còn vẹn nguyên sức nặng như thuở ban đầu.

Nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn Ngắn gọn Mẫu 3

Bất kì ai trong chúng ta cũng từng được dạy về bài học “Uống nước nhớ nguồn”.

Bài học ấy được hiện diện dưới hình thức của một câu tục ngữ ngắn gọn dễ đọc, dễ nhớ. Tác giả dân gian đã mượn hành động khi uống nước thì phải nhớ đến nơi xuất phát, tạo ra dòng nước ấy. Để nói về bài học luôn nhớ đến và biết ơn những người đã lao động, cống hiến để tạo ra những món đồ, những giá trị mà mình được hưởng thụ. Những điều đó có thể là các giá trị vật chất như nhà cửa, đường đi, cây cối, hoa quả, đồ chơi, sách vở… Nhưng còn có thể là các giá trị tinh thần như bài học giáo dục, tình yêu thương, một cuộc sống hòa bình, bình đẳng… Để có những điều đấy, những thế hệ đi trước chúng ta đã lao động hăng say, quên mình. Vì vậy, ta phải luôn nhớ đến họ, nhớ đến những vất vả họ đã trải qua để nuôi lòng biết ơn, kính trọng đến những lớp người đấy. Đồng thời, càng thêm nâng niu những hiện vật mà mình được nhận. Tinh thần biết ơn đấy vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống, trong mỗi cá thể. Và minh chứng rõ ràng nhất chính là truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta. Cùng với đó, là các ngày lễ tôn vinh những người có góp phần cống hiến cho đất nước, như ngày thầy thuốc, ngày nhà giáo, ngày thương binh liệt sĩ…

Lớn lên trong bầu không thấm nhuần tinh thần nhớ ơn. Em vẫn luôn đã và đang hướng đến những đạo lí tốt đẹp như thế của dân tộc. Bởi em tin rằng chính những truyền thống ấy sẽ giúp dân tộc ta ngày càng phát triển hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phương Mai
18/04 18:47:41
+4đ tặng

Trải qua nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã đúc kết được vô vàn truyền thống tốt đẹp qua những câu tục ngữ ngắn gọn mà đi hết đời, chúng ta cũng không học hết được những điều hay lẽ phải ấy. Một trong những truyền thống quý báu được thể hiện qua câu tục ngữ hàm súc: "Uống nước nhớ nguồn".

Trước hết ta phải hiểu nội dung câu tục ngữ là như thế nào. “Uống nước” chính là sự hưởng thụ những thành quả vật chất và tinh thần; “Nhớ nguồn” là sự tri ân, giữ gìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng. Như vậy cả câu tục ngữ là lời khuyên, lời dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha anh và phát huy những thành quả của họ.

Thật vậy, thành quả không tự nhiên mà có. Đất nước hoà bình mà chúng ta sống hôm nay được đổi bằng sinh mạng của biết bao người ngã xuống. Bởi vậy ta không được phép quên tổ tiên, nòi giống và những người đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ quê hương. Cha mẹ, ông bà người thân đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn, thầy cô dạy dỗ ta học hành trở nên người có ích cho xã hội. Tất cả đều là “nguồn” để ta phải nhớ, phải tri ân.

Lòng biết ơn là cở sở của đạo làm người. Một xã hội chỉ thực sự tốt đẹp khi được xây dựng vững vàng trên nền tảng đạo lý. Trên khắp đất nước Việt Nam lòng biết ơn thể hiện ở việc xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước. Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng. Nhiều năm nay, cả nước dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng. Đến bất kỳ nơi nào cũng có thể tìm thấy những biểu hiện sinh động phong phú của đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trên đất nước ta.

Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn, bảo vệ thành quả đã có mà bản thân mỗi người cần cố gắng cống hiến, bổ sung thêm những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt. Có như vậy mới phát huy được tinh hoa truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, làm cho xã hội ngày một phát triển. Đó mới là nhớ nguồn một cách thiết thực. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vất chất, tinh thần cho xã hội, do đó hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của mình: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này.

Câu tục ngữ không chỉ là lời khuyên dạy, nó còn là lời nhắc nhở sâu sắc, thấm thía đối với những kẻ vô ơn, “khỏi vòng cong đuôi”, “qua cầu rút ván”, “khỏi rên quên thầy”. Mạch nguồn trong trẻo của truyền thồng ân nghĩa thuỷ chung sẽ có một ngày làm cho những trái tim lầm đường thức tỉnh!

Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc song nó không tự nhiên mà có. Nó là kết quả của quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài của con người. Có lẽ bởi vậy mà tự thủơ ấu thơ, lời ru thấm đượm ân tình của bà của mẹ đã gieo mầm ân nghĩa:

“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao…”

Phương Mai
cậu ơi , cậu chấm điểm cho tớ đc hông ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư