LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận về "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy chẳng tày học bạn", câu nào là chân lí?

Nghị luận về "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy chẳng tày học bạn", câu nào là chân lí?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
85
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Cả hai câu "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy chẳng tày học bạn" đều chứa đựng một chân lí quan trọng trong việc học hỏi và phát triển bản thân.

"Câu "Không thầy đố mày làm nên" nhấn mạnh vào vai trò quan trọng của người hướng dẫn, người đi trước trong việc hướng dẫn và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho người khác. Một người thầy giỏi, có kinh nghiệm sẽ giúp đỡ và hướng dẫn người học một cách hiệu quả, giúp họ phát triển và thành công hơn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, câu "Học thầy chẳng tày học bạn" cũng đề cập đến việc tự học, tự nghiên cứu và phát triển bản thân mà không phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Người học cần có sự tự chủ, tự giác và sẵn lòng tự mình tìm hiểu, nghiên cứu để phát triển kiến thức và kỹ năng của mình.

Vì vậy, cả hai câu đều có ý nghĩa và chân lí riêng của mình. Để thành công trong cuộc sống, người ta cần kết hợp cả hai yếu tố: học từ người khác và tự học, tự phát triển bản thân.
1
0
Man
22/04 12:21:36
+5đ tặng

Từ thuở bé, ai trong chúng ta cũng đều được cha mẹ dạy rằng: “Không thầy đố mày làm nên” nhưng chắc hẳn chúng ta cũng đều không mấy xa lạ với câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”. Với lớp nghĩa bề mặt thì hai câu tục ngữ này dường như mâu thuẫn với nhau nhưng chúng lại có chung điểm đến, đó là sự khẳng định vai trò của kiến thức nhà trường và thực tế được bó gọn trong hai chữ “học” và “hành”:

Không thầy đố mày làm nên.

Câu tục ngữ muốn khẳng định vai trò của người thầy. Không có thầy dạy, không được tiếp thu những kinh nghiệm và kiến thức của thầy thì con người không thể làm nên sự nghiệp.

Trên cơ sở hiểu rõ ý nghĩa của câu tục ngữ, ta thấy nó khẳng định một chân lí đúng. Thầy, tượng trưng cho kiến thức của nhà trường hay những lí thuyết sách vở ban đầu. Con người từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành thì mọi yếu tố tác động của môi trường bên ngoài sẽ hình thành nên nhân cách và trí tuệ. Vì vậy, để có thể trở thành một con người có tri thức thì con người phải được giáo dục, dạy dỗ cẩn thận từ những điều sơ đẳng nhất. Chính vì thế, để đạt hiệu quả học tập, phải cần đến sự truyền đạt có hệ thống của người thầy. Thầy dạy bảo điều hay lẽ phải và rèn luyện học trò nên người. Quả thật, đây là một nhân tố vô cùng quan trọng đôi với việc học tập của mỗi con người. Lê-nin đã từng có câu nói bất hủ: “Học, học nữa, học mãi”, dường như cả kho kiến thức trời bể và bao la ấy để con người khai thác và tìm tòi cả đời mà chỉ bó hẹp trong vai trò của người thầy thì chưa đủ. Vì vậy mới có câu tục ngữ thứ hai:

Học thầy không tày học bạn.

Khác với câu tục ngữ thứ nhất, câu tục ngữ thứ hai khẳng định vai trò của bạn bè trong việc học tập. ơ đây, bạn bè mở ra một lớp nghĩa rộng: bạn bè trong cả cuộc đời, nó tượng trưng cho những kinh nghiệm được vận dụng và những kiến thức trong thực tế. Học thầy không tày học bạn – câu tục ngữ nâng cao vai trò của bạn bè trong việc học tập.

Dựa vào lớp nghĩa trên thì có thể nói câu tục ngữ không hề sai. Thực hành là sự vận dụng của lí thuyết và những kiến thức do thực hành là những kiến thức ta chỉ có thể tìm được trong cuộc sống, mà ở đây, nhân tố chủ yếu đóng vai trò quan trọng không phải ai khác ngoài bạn bè, những người cùng sống gần gũi bên ta. Thực hành cũng là một yêu cầu thiết yếu trong học tập.

Cả hai câu tục ngữ đều mang lí lẽ đúng đắn, nhìn về mặt ngữ nghĩa lại thấy chúng mâu thuẫn nhau nhưng thật ra sợi dây liên kết chúng là mối quan hệ mang tính chất bổ sung. Ta thường nghe: “Học phải đi đôi với hành”. Bởi “học” và “hành” trong hai từ ghép học tập và thực hành mang tính chất song song. Những lí thuyết cơ bản ban đầu là nền tảng, là cơ sở của việc thực hành về sau. Học để làm gì vậy? Nếu cứ học mãi thì cũng phải có mục đích chứ? Đơn giản chỉ vì học, tìm tòi, sáng tạo để vận dụng cái được học vào những công việc có ích, đóng góp cho bản thân và xã hội. Do đó mà càng thấy rõ được mối quan hệ gắn bó khắng khít và tính chất bể sung cho nhau của hai câu tục ngữ.

Nếu chỉ cần kiến thức sách vở mà không khai thác tác dụng cúa nó thì dù kiến thức trong đầu nhiều đến mấy cũng sẽ bị tồn đọng và như một mớ sách vở tẻ nhạt, vô nghĩa trong trí óc, lại có thể mai một dần. Nhưng nếu không có kiến thức cơ bản bước đầu thì không thể biết cách thao tác thực hành để có thể làm việc được. Lúc đó công việc sẽ được thực hành một cách không có hệ thống và chi tiết. Do đó sẽ không mang lại hiệu quả công việc, đồng thời lại có thể gây nhiều thiệt hại và tốn thất. Nếu kết hợp bài học của cả hai câu tục ngữ tức là đánh giá cao vai trò của cả lí thuyết lẫn thực hành thì chắc chắn việc học tập sẽ đem lại kết quả tốt trong cả lao động trí óc lẫn lao động chân tay.

Hai câu tục ngữ khép lại đồng thời cũng mở ra một chân lí sâu sắc trong sự nghiệp học tập của cuộc đời mỗi con người. Phải luôn kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí thuyết và thực hành đế có thể làm được những công việc có ích cho xã hội. Con người chỉ có giá trị và giàu lên nhờ kho tàng tri thức là vì thế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư