LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam

3 trả lời
Hỏi chi tiết
341
0
0
ɭεɠεռɖ-ɷɑɠռεŧσ
03/12/2018 20:04:46

Chiếc nón lá Việt Nam là một công cụ che nắng, che mưa, làm quạt, khi còn để che giấu gương mặt, nụ cười hay tạo thêm nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

Vật liệu để làm nên cái nón là lá cọ, chỉ tơ, móc, tre làm khung. Nón lá có cấu tạo đơn giản nhưng cũng đòi hỏi một sự khéo léo của người thợ. Nón có hình chóp đều, thành được bao bọc bởi những chiếc vành uốn quanh thành nhiều lớp. Vành nón làm bằng tre, vót tròn như bộ khung nâng đỡ cái hình hài duyên dáng của nón. Ở phần đáy nón có một chiếc vành uốn quanh, cứng cáp hơn những chiếc vanh nón ở trên. Vanh nón, vành nón cứng hay giòn sẽ quyết định đến độ cứng cáp, bền lâu của chiếc nón.

Nhưng bộ phận quan trọng nhất của chiếc nón lại là hai lớp lá cọ - vật liệu chính để hình thành nên một chiếc nón. Lá cọ phải là lá non, phơi thật trắng. Lót giữa hai lớp lá cọ là lớp mo nang làm cốt, được phơi khô, lấy từ mo tre, mo nứa. Tất cả các vật liệu làm nên nón đều phải không thấm nước, dễ róc nước để chống chịu với những cơn mưa vùi dập, những ngày nắng oi ả thất thường.

Để tăng thêm nét duyên dáng, đồng thời giữ chặt nón vào đầu người đeo, người ta làm ra chiếc quai bằng lụa mềm gắn cùng hai chiếc nhôi đính vào mặt trong của chiếc nón. Nhôi nón được đan bằng những sợi chỉ tơ bền, đẹp. Người ta cũng có thể trang trí những hoa văn đậm nét dân tộc vào bên trong chiếc nón hoặc quét một lớp quang dầu thông bóng bẩy lên mặt ngoài chiếc nón.

Quy trình làm nón không khó lắm: trước hết, phơi lá nón (lá cọ non) ra trời nắng cho thật trắng, để rải trên nền đất cho mềm, rồi rẽ cho lá rộng bản. Sau đó, là lá trên một vật nung nóng cho phẳng. Vanh nón được vuốt tròn đều đặn. Việc cuối cùng là thắt và khâu khi lá đã đặt lên lớp vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng bằng cột tre để hoàn chỉnh sản phẩm. Nón khâu xong có thể hơ trên hơi lửa cho thêm trắng và tránh bị mốc. Quy trình làm nón là vậy. Nói là: không khó lắm, nhưng thực ra đó là những tinh hoa, những đúc kết bao đời nay của nghệ thuật làm nón.

Ở Việt Nam, có nhiều vùng nổi tiếng về nghề làm nón: nón làng Chuông (Hà Tây cũ) vừa bền vừa đẹp; ở Huế có nón bài thơ thanh mảnh nhẹ nhàng; nón Quảng Bình, Nam Định cũng có những nét đẹp riêng.

Chiếc nón lá rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nó che mưa, che nắng, là một món quà kỷ niệm đầy ý vị độc đáo, sâu sắc. Nó làm thêm phần duyên dáng cho các thiếu nữ Việt Nam trong các dịp hội hè. Còn gì đẹp hơn một người thiếu nữ mặc chiếc áo dài thướt tha, đội chiếc nón lá, bước đi uyển chuyển trong bài múa nón.

Chiếc nón đã thực sự trở thành một biểu tượng sinh động của người phụ nữ Việt dịu dàng, nết na, duyên dáng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón đã không còn vị trí, vai trò như trước. Những chiếc mũ xinh xinh, những bộ quần áo mưa sang trọng đã thay dần chiếc nón bình dị xưa. Nhưng trong ý thức mỗi người dân Việt, hình ảnh chiếc nón cùng những nỗi nhọc nhằn, những mũi chỉ khâu tinh tế sẽ mãi mãi trường tồn vĩnh cửu. Nó mãi mãi là một nét đẹp trong nền văn hoá độc đáo của đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Đình Thái
03/12/2018 20:04:52

Chiếc nón lá Việt Nam là một công cụ che nắng, che mưa, làm quạt, khi còn để che giấu gương mặt, nụ cười hay tạo thêm nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

Vật liệu để làm nên cái nón là lá cọ, chỉ tơ, móc, tre làm khung. Nón lá có cấu tạo đơn giản nhưng cũng đòi hỏi một sự khéo léo của người thợ. Nón có hình chóp đều, thành được bao bọc bởi những chiếc vành uốn quanh thành nhiều lớp. Vành nón làm bằng tre, vót tròn như bộ khung nâng đỡ cái hình hài duyên dáng của nón. Ở phần đáy nón có một chiếc vành uốn quanh, cứng cáp hơn những chiếc vanh nón ở trên. Vanh nón, vành nón cứng hay giòn sẽ quyết định đến độ cứng cáp, bền lâu của chiếc nón.

Nhưng bộ phận quan trọng nhất của chiếc nón lại là hai lớp lá cọ - vật liệu chính để hình thành nên một chiếc nón. Lá cọ phải là lá non, phơi thật trắng. Lót giữa hai lớp lá cọ là lớp mo nang làm cốt, được phơi khô, lấy từ mo tre, mo nứa. Tất cả các vật liệu làm nên nón đều phải không thấm nước, dễ róc nước để chống chịu với những cơn mưa vùi dập, những ngày nắng oi ả thất thường.

Để tăng thêm nét duyên dáng, đồng thời giữ chặt nón vào đầu người đeo, người ta làm ra chiếc quai bằng lụa mềm gắn cùng hai chiếc nhôi đính vào mặt trong của chiếc nón. Nhôi nón được đan bằng những sợi chỉ tơ bền, đẹp. Người ta cũng có thể trang trí những hoa văn đậm nét dân tộc vào bên trong chiếc nón hoặc quét một lớp quang dầu thông bóng bẩy lên mặt ngoài chiếc nón.

Quy trình làm nón không khó lắm: trước hết, phơi lá nón (lá cọ non) ra trời nắng cho thật trắng, để rải trên nền đất cho mềm, rồi rẽ cho lá rộng bản. Sau đó, là lá trên một vật nung nóng cho phẳng. Vanh nón được vuốt tròn đều đặn. Việc cuối cùng là thắt và khâu khi lá đã đặt lên lớp vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng bằng cột tre để hoàn chỉnh sản phẩm. Nón khâu xong có thể hơ trên hơi lửa cho thêm trắng và tránh bị mốc. Quy trình làm nón là vậy. Nói là: không khó lắm, nhưng thực ra đó là những tinh hoa, những đúc kết bao đời nay của nghệ thuật làm nón.

Ở Việt Nam, có nhiều vùng nổi tiếng về nghề làm nón: nón làng Chuông (Hà Tây cũ) vừa bền vừa đẹp; ở Huế có nón bài thơ thanh mảnh nhẹ nhàng; nón Quảng Bình, Nam Định cũng có những nét đẹp riêng.

Chiếc nón lá rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nó che mưa, che nắng, là một món quà kỷ niệm đầy ý vị độc đáo, sâu sắc. Nó làm thêm phần duyên dáng cho các thiếu nữ Việt Nam trong các dịp hội hè. Còn gì đẹp hơn một người thiếu nữ mặc chiếc áo dài thướt tha, đội chiếc nón lá, bước đi uyển chuyển trong bài múa nón.

Chiếc nón đã thực sự trở thành một biểu tượng sinh động của người phụ nữ Việt dịu dàng, nết na, duyên dáng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón đã không còn vị trí, vai trò như trước. Những chiếc mũ xinh xinh, những bộ quần áo mưa sang trọng đã thay dần chiếc nón bình dị xưa. Nhưng trong ý thức mỗi người dân Việt, hình ảnh chiếc nón cùng những nỗi nhọc nhằn, những mũi chỉ khâu tinh tế sẽ mãi mãi trường tồn vĩnh cửu. Nó mãi mãi là một nét đẹp trong nền văn hoá độc đáo của đất nước Việt Nam tươi đẹp.

0
0
Phạm Thu Thuỷ
03/12/2018 20:09:10

Nón lá từ bao đời nay là bạn của nhà nông. Nước ta nắng lắm mưa nhiều vì thế nón lá là vật dụng không thể thiếu trong sản xuất lao động và trong cuộc sống thường ngày. Không chỉ có giá trị thực dụng nón lá còn được sử dụng với giá trị thẩm mĩ.

Không ai có thể nói chính xác nón lá có từ bao giờ. Có lẽ từ rất lâu đời rồi con người đã biết tạo ra chiếc nón để che nắng, che mưa. Chỉ biết trên trống đồng Ngọc Lũ người xưa đã trạm khắc hình tượng con người đội nón lá chèo thuyền, giã gạo đánh trận… Càng ngày chiếc nón càng được cải tiến đẹp hơn. Đặc biệt từ thế kỉ XIII thời nhà Trần nón lá được sử dụng như hình với bóng trong mọi hoạt động con người Việt Nam, không phân biệt giới tính địa vị tuổi tác.

Có những loại nón lá, nón có chóp nhọn hoặc hơi tù hình chóp rất thông dụng. Nón thúng quai thao thường theo bước các liền anh liền chị trong làn điệu quan họ Bắc Ninh đến với nhiều vùng miền của đất nước, nón thúng không có chóp mái bằng, phía bên trong có vành tròn vừa với đầu người đội. Nón ba tầng cũng giống hình nón thúng song mảnh dễ hơn. Nón bài thơ nổi tiếng ở quê hương xứ Huế thường mỏng có in hình bài thơ phía bên trong đằm thắm trữ tình. Có nhiều nơi sản xuất nón nhưng nổi tiếng nhất vẫn là nón làng Chuông, nón Huế.

Chất liệu làm nón gồm có nan che, lá nón, dây cước. Lá nón thường làm bằng lá cọ ngoài ra có thể làm bằng lá cối, hồ, qui điệp. Lá nón thường chọn loại lá bánh tẻ, phơi được nắng có tẩy một chút cho lá trắng. Dùng bàn là gang lá phảng, buộc lang, tre rừng cũng được ép phẳng các vanh con đường kính chỉ to hơn đầu tăm một chút. Còn vành cái đường kính bằng khoảng đầu đũa. Người thợ thủ công đặt các vanh con vào khung nón trải lượt lá nón bên trong rồi đến lớp buộc lang cho nón cứng khỏe bên ngoài là lớp lá nón đẹp phần chóp nón được khâu khá kĩ để dấu các mối nối giữa các lá nón. Tiếp theo người thơ khâu lá nón vào vanh con từ chóp xuống theo các đường hình tròn của khung mũi cước phải đều mới đẹp. Mái nón phải phẳng đến giữa nón người ta có thể cho các hình trang trước bên trong khâu hết mười sáu vanh con thì đến vanh cái bên ngoài phải có vanh đè để che đầu các lá cọ. Sau cùng là công đoạn tết nôi bằng dây len đan chéo vào nhau rất thẩm mĩ.

Nón lá có nhiều công dụng trong đời sống. Trước hết là giá trị " thực dụng" che nắng, che mưa. Sau đó phải kể đến các giá trị khác mà nón lá đã đi vào thơ ca nhạc họa. Khi tiễn con về nhà chồng, người mẹ thường đặt vào tay con chiếc nón lá như lời nhẵn gửi yêu thương. Buổi tiễn đưa người yêu hoặc chồng ra trận, cô gái thường đội chiếc nón có quai màu tím. Chỉ bấy nhiêu thôi mà thay cho bao lời hứa hẹn thủy chung đợi chờ làm yên lòng người ra trận. Người xưa còn ví:

" Chồng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như gái không chồng"

Rồi câu ca dao đằm thắm trữ tình cũng mượn hình ảnh chiếc nón để bày tỏ yêu thương:

" Qua đình ngả nón chông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu".

Và lời thơ của Đỗ Trung Quân cũng từng được phổ nhạc in đậm trong tâm trí người dân Việt Nam:

" Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng tre".

Ta từng thấy nón lá có vai trò như thế nào trong đời sống tâm hồn con người Việt Nam. Sau vành nón lá nụ cười đôi mắt duyên dáng e ấp của cô gái đã khiến bao chàng trai siêu lòng. Nón lá cùng với áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Nón lá là một vật dụng được làm bằng những chất liệu từ cỏ cây lên cẩn thận trong sử dụng bảo quản mới bền đẹp. Khi mới mua, người thợ nón thường quay một lớp dầu thông bên ngoài nón. Lớp dầu đó làm cho nón bóng đẹp. Và quan trọng khi trời mưa, nước mưa khó thấm vào lá nón. Nó trôi toạt đi lá nón được bảo vệ. Khi đội về ta nên treo nón lên cao tránh để vật dụng nặng đè vào nón khiến nón gãy bẹp.

Ngày nay những chiếc mũ vải thời trang trong đời dần thay thế nón lá bởi nó gọn, nhẹ, bền, đẹp. Nhưng nón lá đã đi vào tiềm thức, nghệ thuật nên nó còn mải với người dân Việt Nam. Các bà các mẹ, các chị đội nón đi chợ, đi làm, đi chơi. Chiếc nón luôn song hành cùng người phụ nữ Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư