Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con và Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
551
3
0
doan man
03/12/2018 20:05:30
con hổ có nghĩa

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, thời trung đại (thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX), thể loại truyện văn xuôi chữ Hán đã ra đời có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại.

2. Truyện trung đại Việt Nam vừa có loại truyện hư cấu (tưởng tượng nghệ thuật) vừa có loại truyện gần với kí (ghi chép sự việc), với sử (ghi chép chuyện thật); cốt truyện hầu hết còn đơn giản; nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật (1)

3. Tác giả Vũ Trinh (1759 – 1828) có tên tự là Duy Chu, hiệu là Lai Sơn, Nguyên Hanh, Lan Trì ngư giả; người làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ Hương cống năm 17 tuổi, làm quan dưới triều Lê. Khi nhà Nguyễn lên ngôi, ông được triệu ra làm quan, từng được phong chức Thị trung học sĩ, Hữu tham tri bộ Hình, có thời kì bị Gia Long đày vào Quảng Nam.

4. Tóm tắt truyện

Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.

Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.

II. SOẠN BÀI

1. Văn bản Con hổ có nghĩa thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?

Trả lời:

Văn bản Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện trung đại.

* Có thể chia truyện thành hai đoạn:

- Đoạn 1: từ đầu đến "... bà mới sống qua được" ⟶ Truyện con hổ và bà đỡ họ Trần ở huyện Đông Triều.

- Đoạn 2: còn lại ⟶ Truyện con hổ và bác tiều Mỗ ở Lạng Sơn.

2. Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên truyện "Con hổ có nghĩa" mà không phải "con người có nghĩa"?

Trả lời:

* Trong văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp nhân hoá, làm cho hình tượng con hổ như một con người, không chỉ biết đền ơn đáp nghĩa với người làm ơn cho mình mà còn mang nhiều tính người đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con...

* Nếu người viết dùng con người để nói về cái nghĩa thì chắc chắn ý nghĩa giáo dục của truyện sẽ giảm đi phần sâu sắc. Hổ là một con vật nổi tiếng hung dữ, tàn bạo nhưng nó vẫn có nghĩa thì huống hồ gì con người?

3. Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ họ Trần và con hổ thứ nhất và giữa bác tiều với con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện, chi tiết nào em cho là thú vị? Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ họ Trần có thêm ý nghĩa gì?

Trả lời:

* Con hổ thứ nhất với bà đỡ họ Trần:

- Hổ xông đến cõng bà đỡ Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái và sau khi được bà đỡ Trần giúp đỡ, đã đền ơn bằng cách tặng bà một cục bạc để bà sống qua năm mất mùa đói kém.

* Con hổ thứ hai với bác tiều:

- Hổ bị hóc xương được bác tiều móc xương cứu sống. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Bác tiều qua đời, hổ còn đến bên quan tài tỏ lòng thương xót và sau đó, mỗi dịp giỗ bác tiều, hổ lại đem dê hoặc lợn đến tế.

* Trong mỗi truyện, các chi tiết kể chuyện hổ đền ơn con người đều thú vị đốì với người đọc.

* Việc trả nghĩa của con hổ sau có sự nâng cấp so với con hổ trước. Hổ trước đền ơn một lần là xong; hổ sau đền ơn mãi mãi, lúc ân nhân còn sống và cả lúc ân nhân đã mất.

4. Truyện Con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người?

Trả lời:

Truyện Con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích ân nghĩa trong đạo làm người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
doan man
03/12/2018 20:08:08
Soạn bài: Mẹ hiền dạy con

Bố cục:

- Đoạn 1 (từ đầu ... cắt đứt đi vậy): quá trình dạy con của bà mẹ.

- Đoạn 2 (còn lại): kết quả.

Tóm tắt:

Mạnh Tử lúc nhỏ tính hay bắt chước, người mẹ phải ba lần chuyển nhà (gần nghĩa địa → gần chợ → gần trường học) để có môi trường sống tốt cho con. Bà mẹ Mạnh Tử dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành, thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.

Đọc hiểu văn bản

Câu 2 (trang 152 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Ý nghĩa dạy con trong ba sự việc đầu: môi trường sống là điều vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ.

- Ý nghĩa việc dạy con hai lần sau: dạy con phải dứt khoát, không được nói dối, kiên quyết, hiểu được vai trò to lớn của việc học tập.

→ Tác dụng của cách dạy con: “Từ hôm đó thầy Mạnh Tử học tập...”

Câu 3 (trang 152 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Bà mẹ thầy Mạnh Tử là người mẹ, người thầy với lòng thương con hết mực, có ý thức về việc dạy dỗ con từ nhỏ, người phụ nữ bình dị mà khéo léo, sâu sắc trong cách dạy con.

Câu 4 (trang 152 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Cách viết truyện Mẹ hiền dạy con: là truyện trung đại nội dung mang tính giáo huấn, gần với kí sử. Có cốt truyện đơn giản, nhân vật được kể theo ngôi thứ ba qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×