Em hãy giới thiệu về một danh nhân văn hóa của Hà Nội xưa. Em học tập được gì từ danh nhân này
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thầy Chu Văn An là người tài đức vẹn toàn. Thầy được vua Trần Minh Tông (1300 - 1357) mời ra làm Tư nghiệp (Hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám trông coi việc học cho cả nước và kèm cặp Thái tử Trần Vượng, đào tạo vua mới cho nước nhà.
Đến đời vua Trần Dụ Tông, triều chính đất nước rối ren. Vua ham mê tửu sắc, nóng nảy, nông cạn. Trong triều, quyền gian liên kết hoành hành, bên ngoài giặc giã dấy lên cướp bóc. Thấy chính sự bê bối, nhà giáo Chu Văn An phẫn nộ. Thầy đã viết Thất trảm sớ, đòi chém 7 kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu. Thất trảm sớ của thầy gây chấn động dư luận bởi theo quy chế lúc bấy giờ, chỉ quan Ngự sử mới được quyền can gián vua.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi dâng Thất trảm sớ nhưng không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chí Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học, dấy lên phong trào học tập, học trò theo học rất đông, nhiều người học giỏi nổi tiếng. Đặc biệt, ở đời nhà Mạc, huyện này có bà Nguyễn Thị Duệ thi đỗ tiến sĩ, là nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của Việt Nam thời phong kiến. Ngoài ra còn có Nguyễn Phong, mới 14 tuổi đã cùng cha thi đỗ kỳ thi Hương, 26 tuổi đỗ tiến sĩ.
Những ngày dạy học ở Chí Linh, Chu Văn An còn trồng cây thuốc, nghiên cứu y học, giúp người dân chữa bệnh. Dù ở xa, nhiều học trò cũ đã làm quan vẫn về thăm thầy. Đại Việt sử ký viết khi học trò về thăm, ai làm điều gì chưa đúng phép, thầy vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này khiến học trò càng thêm kính mến.
Cuối đời, Chu Văn An sống thanh thản trong cảnh nghèo, vui với lớp học, văn chương. Triều đình nhiều lần mời về nhưng thầy nhất định từ chối. Tháng 11/1370, thầy trút hơi thở cuối cùng. Sau khi mất, triều đình đã đưa Chu Văn An vào thờ ở Văn Miếu, xem thầy ngang hàng với những bậc thánh hiền ngày xưa.
Bài học:
Tấm gương đó cũng cho ta bài học về ngành Sư phạm và nghề Dạy học trong thời buổi hiện nay, khi mà nền giáo dục nước nhà đang có nhiều bất cập. Xã hội đang yêu cầu chấn hưng nền giáo dục như là mệnh lệnh từ cuộc sống. Đòi hỏi đó đã được đưa ra từ nhiều năm nay, nhưng xem ra chưa thay đổi đáng kể, mà hầu như vẫn trên đà suy thoái. Suy thoái nhất là về đạo đức.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |