CÂU 1
Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền được thể hiện qua những điểm dưới đây:1
- Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.
- Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống của con nươc thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu.
- Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân địch:
+ Bố trí các cánh quân bộ binh mai phục ở hai bên bờ sông; trong những vùng cây cối rậm rạp.
+ Sử dụng các chiến thuyền nhỏ, nhẹ để nghi binh, lừa địch.
+ Khi thủy triều bắt đầu rút, quân thủy và quân bộ phối hợp đổ ra đánh.
CÂU 2
- Những hoạt động kinh tế chính của nhân dân Chăm-pa:
+ Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước là hoạt động kinh tế chủ yếu.
+ Các nghề gốm, đóng thuyền, khai thác lâm sản, đánh bắt cá… rất phát triển.
+ Với vị trí thuận lợi, trong nhiều thế kỉ, vương quốc Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ả-rập: người Chăm-pa bán những sản phẩm như: Trầm hương, kì nam, ngọc trai, ngà voi… để đổi lấy các mặt hàng: thủy tinh (từ Ấn Độ); gương đồng (từ Trung Quốc); đồ gốm men lam Cô-ban (từ các nước A-rập)…
CÂU 3
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Phải trả được mối thù của đất nước
+ Muốn khôi phục, giành lại được đất nước mà các vua Hùng đã dựng nên.
+ Trả thù cho chồng Trưng Trắc là Thi Sách.
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
+ Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại.
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn
+ Năm 42, nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng thất bại.
- Ý nghĩa:
+ Đề cao vai trò của người phụ nữ trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường quyết tâm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của dân tộc Việt Nam.
2. Khởi nghĩa Bà Triệu
- Nguyên nhân:
+ Nhà Ngô cai trị nước ta, áp đặt nhiều thứ thuế, bắt thợ thủ công giỏi của nước ta đưa về Trung Quốc.
+ Mâu thuẫn người Việt với chính quyền xảy ra ngày càng gay gắt dẫn đến các cuộc đấu tranh tự chủ diễn ra trong đó có cuộc khởi nghĩa do Bà Triệu lãnh đạo.
- Diễn biến:
+ Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
+ Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.
+ Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.
+ Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa). Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
- Ý nghĩa:
+ Khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại nhưng Bà Triệu vẫn sống mãi trong lòng nhân dân, hun đúc tinh thần đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.
3. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân.
- Nguyên nhân: Đầu thế kỉ VI, do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Lương, phong trào đấu tranh của người Việt tiếp tục bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Lý Bí
- Mục đích: Chống lại ách thống trị, đòi lại đất nước, bảo vệ cuộc sống người dân
- Diễn biến:
+ Năm 542: Khởi nghĩa bùng nổ, lật đổ chính quyền đô hộ.
+ Năm 544: Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân
+ Năm 545, quân lương xâm lược nước Vạn Xuân, Triệu Quang Phục thay Lý Bí lãnh đạo kháng chiến
+Năm 602, nhà Tùy đưa quân đi xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Ý nghĩa lớn nhất của cuộc KN Lý Bí là nước Vạn Xuân được thành lập, có nhà nước riêng, chế độ cai trị tự chủ, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương.
+ Cuộc khởi nghĩa Lý
4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
-Nguyên nhân:
+ Đầu thế kỉ VIII, bất bình trước chính sách tô thuế nặng nề của chính quyền đô hộ nhà Đường , một thủ lĩnh tên là Mai Thúc Loan đã phát động nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
- Diễn biến:
+ Từ Hoan Châu, khởi nghĩa lan rộng ra khắp các châu, huyện
+ Nhân dân khắp nơi hưởng ứng kể cả Champa, Chân Lạp,...tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước.
+ Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.
+ Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.
=> Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ (713 - 722).
+ Năm 722, nhà Đường đem quân 10 vạn quân sang đàn áp.
-Ý nghĩa:
+ Đó là cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.
+ Hơn thế nữa, nó còn cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân ta trong những cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn tiếp theo.
5. Khởi nghĩa Phùng Hưng
- Nguyên nhân: Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường.
- Diễn biến:
+ Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
+ Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình và chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị đất nước.
+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc kháng chiến.
- Ý nghĩa:
+ Khẳng định quyết tâm giành lại độc lập dân tộc, tự chủ, mong muốn dân tộc được hòa bình, tự do của người Việt
+ Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân ta trước những chính sách tàn bạo của quân xâm lược
+ Mở đường cho những thắng lợi to lớn về sau.
CÂU 4
- Để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc trong hàng nhìn năm Bắc thuộc, người Việt đã:
+ Luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình:
Truyền dạy tiếng Việt cho con, cháu; nghe – nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.Duy trì các phong tục – tập quán, như: thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc; nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình...
+ Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa để phát triển văn hóa dân tộc.