Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chuyển hóa vật chất và năng lượng có ý nghĩa như thế nào? Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp? Biện pháp để bảo vệ hệ hô hấp?

Chuyển hóa vật chất và năng lượng có ý nghĩa như thế nào?
Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
Biện pháp để bảo vệ hệ hô hấp?
Các chất được hấp thụ qua quá trình tiêu hóa?
Bảo vệ hệ tiêu hóa tránh khỏi ngộ độc thực phẩm ta phải làm gì?
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
371
2
1
doan man
04/12/2018 19:36:00
Tác hại của việc hút thuốc lá:
- Gây viêm đường hô hấp trên (viêm họng)
- Gây viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản cấp). Khói thuốc lá kích thích vào các phế quản, tiểu phế quản, phế nang tiết dịch nhày theo cơ chế tự bảo vệ. Dịch nhày này sẽ ứ đọng tại các bộ phận trên gây nhiễm trùng.
- Dịch nhày này sẽ ứ đọng tại các phế quản, tiểu phế quản, phế nang lâu năm gây nên hội chứng viêm phế quản mãn, làm cản trở lưu thông khí trong đường hô hấp tạo nên sự khó thở (suy hô hấp) cho bệnh nhân. Y học gọi hội chứng trên là bệnh TÂM PHẾ MÃN (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) làm cho bệnh nhân thường xuyên khó thở nhiều, thể lực suy kiệt và dẫn tới tử vong.
- Khói thuốc làm cho các phế quản, tiểu phế quản, phế nang dần dần bị xơ hóa, cứng dần lên, mất độ đàn hồi vốn có của các tổ chức này làm cho chức năng hô hấp bị suy giảm (hít vào được ít không khí và thở ra không hết thán khí tạo nên sự rối loạn trao đổi khí tại phổi).
- Hút thốc lá lâu năm sẽ làm cho biến đổi cấu trúc tế bào của các phế quản, tiểu phế quản, phế nang và có nguy cơ dẫn tới Ung thư phế quản và Ung thư phổi.
- Khói thuốc lá làm cho những người xung quanh có thể bị mắc một số chứng bệnh về đường hô hấp (nếu những người này mẫn cảm với khói thuốc lá) như: viêm mũi họng, hen phế quản ... do bị "hút thuốc thụ động".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
doan man
04/12/2018 19:37:47
Biện pháp để bảo vệ hệ hô hấp?
- Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở. - Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại
- Không hút thuốc lá.
- Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.
- Thường xuyên dọn vệ sinh.
- Không khạc nhổ bừa bãi.
- Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh.
2
1
doan man
04/12/2018 19:39:52
Các biện pháp làm đông lạnh thực phẩm có thể ngăn ngừa thực phẩm bị biến chất và gây ngộ độc thực phẩm
Việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm là cả một quá trình từ việc chọn thực phẩm đảm bảo, bảo quản thực phẩm chưa chế biến (đông lạnh, ướp muối...) hoặc đã chế biến (đậy, đằn, hâm, ướp lạnh...) đến quá trình giữ vệ sinh trong khâu chế biến, khi ăn uống cho đến các biện pháp phòng ngừa khi ăn ở ngoài. Trong đó phương châm cần lưu ý là "ăn chín, uống sôi" (ăn, uống thực phẩm đã chín kỹ)
  • Cách hiệu quả hàng đầu để phòng tránh ngộ độc thực phẩm là nên chú ý khi mua thực phẩm cần chọn các thực phẩm tươi sống, tránh dùng thực phẩm kém chất lượng (ôi thiu, ươn...) không dùng thực phẩm đã hết hạn sử dụng (hết đát). Nếu thực phẩm có mùi hôi, nên loại bỏ chúng trước thời hạn.
  • Bảo quản kỹ lưỡng những thực phẩm chưa chế biến.
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách: Các loại vi khuẩn gây hại tiềm ẩn trong thực phẩm sẽ phát tán rất nhanh nếu không được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Thực phẩm sau khi mua khoảng 2 giờ tại các cửa hàng hay siêu thị cần được bảo quản lạnh. Còn nếu ở điều kiện nhiệt độ phòng (khoảng 32°C), trong vòng 1 giờ thì các loại thịt nên được bảo quản trong tủ lạnh.
Đối với các loại thực phẩm như thịt, cá, hải sản có thể dự trữ trong ngăn đá của tủ lạnh khoảng 2 ngày, còn đối với thịt bò, thịt bê, thịt cừu thì có thể 3 - 5 ngày.
  • Làm chín thức ăn ở nhiệt độ thích hợp: Các loại thực phẩm cần được nấu chín trước khi ăn để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Chỉ ăn, uống thực phẩm đã chín kỹ. Muốn khẳng định chắc chắn xem thực phẩm đó có được nấu chín ở nhiệt độ an toàn hay không, bạn có thể sử dụng nhiệt kế đo độ để kiểm tra. Lời khuyên hữu hiệu là nên ăn ngay sau khi thức ăn được nấu chín.

Rửa tay trước khi ăn, uống cũng là một biện pháp hữu hiệu phòng tránh ngộ độc thực phẩm
  • Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm và thường xuyên giữ sạch tay trong quá trình chế biến, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Đây là một biện pháp hữu hiệu đề phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Công đoạn rửa tay nên được tiến hành trước và sau khi chuẩn bị món ăn, đặc biệt là đối với những loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng và các loại hải sản. Việc này có khả năng ngăn ngừa sự lây lan các vi khuẩn có hại qua đường ăn uống.
  • Đối với dụng cụ chế biến cần rửa lần đầu bằng xà phòng với nước ấm 45 °C-50 °C, rửa lại lần hai bằng nước ấm.
  • Khi đi ăn ở ngoài (ăn quán, cơm bụi, hàng rong, qua vặt, ăn chè, sinh tố...ở các quán cóc ven đường) cần chú ý không ăn ở những quán quá ẩm thấp, bụi bẩn, bàn ghế, bát đũa không sạch sẽ. Khi vào quán nên quan sát khu bếp, khu chế biến và nơi bảo quản thực phẩm có đảm bảo vệ sinh, an toàn. Nếu muốn thử một món lạ, nên hỏi rõ thành phần của món ăn, tránh những thứ có thể gây ngộ độc, chọn các món còn nóng. Hãy yêu cầu đổi nếu bạn nhận thấy thức ăn cũ hay nguội. Không nên gọi món sống hoặc tái, các món rau trộn khi đi ăn ở bên ngoài. Dùng đồ uống của các nhà sản xuất có uy tín, nhớ xem kỹ hạn sử dụng trước khi dùng. Nên cảnh giác với các loại rượu dân tộc, rượu ngâm, đồ uống tự chế, không đảm bảo vệ sinh và dễ gây hại cho sức khỏe.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×