Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác

phân tích bài thơ Viếng lăng Bác
1 trả lời
Hỏi chi tiết
35
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Tố Hữu là một tác phẩm thể hiện tình cảm sâu sắc và lòng kính trọng của người viếng thăm lăng Bác Hồ - người đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam vượt qua khó khăn, chiến thắng giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh một người viếng thăm lăng Bác, đứng trước bức tượng đài cao vút, ngưỡng mộ và tôn kính vị lãnh tụ vĩ đại. Người viếng thăm không chỉ đến để tưởng nhớ về những công lao vĩ đại của Bác Hồ mà còn để tỏ lòng biết ơn và cam kết tiếp tục theo đuổi lý tưởng của Người.

Bài thơ thể hiện sự kính trọng và tôn trọng sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ, người được xem là biểu tượng của sự hy sinh và tinh thần đoàn kết, là nguồn cảm hứng vĩ đại cho toàn bộ dân tộc Việt Nam. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ trau chuốt, hình ảnh sinh động để tạo nên bức tranh tưởng niệm và tôn vinh vị lãnh tụ kính yêu.

Tóm lại, bài thơ "Viếng lăng Bác" là một tác phẩm thơ ca tuyệt vời, thể hiện lòng biết ơn và tôn kính sâu sắc của nhà thơ Tố Hữu đối với Bác Hồ và những công lao vĩ đại của Người đối với dân tộc Việt Nam.
1
0
Ng Nhật Linhh
28/04 14:39:34
+5đ tặng

    Sự vĩ đại, công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam cả đời nhân dân ta vẫn luôn ghi nhớ, biết ơn. Viết về đức tính, tấm lòng của Bác là một mảng đề tài lớn trong sáng tác thơ ca. Và ngay cả khi Bác mất đi, nỗi tiếc thương vô hạn, đã dấy lên niềm biết ơn, kính trọng sâu sắc với Bác. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là bài thơ được làm trên mạch cảm xúc ấy.

    Trước sự ra đi của Bác, Tố Hữu đã từng thốt lên vô cùng đau đớn:

    Bác đã xa rồi sao Bác ơi

    Mùa thu đang nắng, đẹp xanh trời

    Dù Viễn Phương không viết bài thơ ngay thời điểm Bác qua đời, nhưng cảm xúc vẫn vẹn nguyên, mãnh liệt. Tác phẩm được viết vào năm 1976, khi đất nước đã giải phóng, và lăng chủ tích Hồ Chí Minh vừa được khánh thành. Là một người con của miền Nam, tác giả cũng có một mong muốn mãnh liệt được ra thăm vị cha già của dân tộc khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất. Bởi vậy, bài thơ là cảm xúc chân thành, tha thiết, đầy xúc động tác giả dành cho Bác.

    Từ miền Nam xa xôi, Viễn Phương không quản ngại khó khăn để ra gặp Người. Lời thơ thân mật, gần gũi, như đứa con trở về thăm cha:

    Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

    Câu thơ như một lời thông báo ngắn gọn, nhưng ẩn chứa trong đó biết bao nỗi niềm và cảm xúc của tác giả. Từ cực Nam của tổ quốc, Viễn Phương ra Hà Nội không chỉ để chiêm ngưỡng công trình kiến trúc nơi Bác yên nghỉ mà đó là hành trình về với người cha, hành trình trở về nguồn cội của chính mình. Tiếng con nghe sao thiêng liêng và ấm áp quá, nó cho thấy mối quan hệ thân mật, gần gũi mà cũng rất đỗi thành kính, thiêng liêng. Và qua đó cũng diễn tả nỗi xúc động sâu sắc của tác giả sau bao năm xa cách được trở về thăm Người.

    Cái hay, cái đẹp của khổ thơ không chỉ dừng lại ở lớp ngôn từ bình dị, mà còn ở những hình ảnh rất đỗi thân thương: “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát/ Ôi! Xanh xanh hàng tre Việt Nam/ Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng”. Hàng tre xanh ấy chính là tượng trưng cho làng quê, cho con người Việt Nam cần cù, chịu thương chịu khó. Cảm xúc trào dâng, khiến ông bật lên tiếng cảm thán đầy cảm xúc “ôi” chất chứa lòng tự hào. Dân tộc ta trải qua “bão táp mưa sa” – chiến tranh liên miên, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng vẫn “đứng thẳng hàng” – họ những con người kiên cường, bất khuất trước mọi gian lao, thử thách. Đúng như Nguyễn Duy đã từng khẳng định: “Thân gầy guộc lá mong manh/ Mà sao nên lũy nên thành tre ơi”. Đồng thời những hàng tre này, cũng như vòng tay của quê hương, những đứa con đang ngày đêm canh gác giấc ngủ cho Người.

    Đứng trước lăng Bác, Viễn Phương càng cảm nhận rõ hơn nữa sự vĩ đại của người:

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

    Hình ảnh mặt trời trong câu thơ đầu là mặt trời thực, là nguồn gốc sự sống của vạn vật. Nhưng hình ảnh mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ - ẩn dụ cho Bác. Bác là nguồn sống, đem đến ánh sáng cho dân tộc. Dưới sự dẫn dắt của Bác, đất nước đã được giải phóng, dân tộc được hưởng cuộc sống tự do, hạnh phúc. Bởi vậy, Bác chính là mặt trời của nhân dân, dân tộc Việt Nam. Đồng thời mặt trời mang trong mình hơi ấm, cũng như Bác mang trong mình tình yêu thương bao la với dân tộc: “Bóng bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng” (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ). Trước sự vĩ đại của Người, ngày ngày những người con Việt Nam vẫn lặng lẽ đến bên và kính dâng lên tình cảm, sự trân trọng, kính yêu: “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ/ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. Dòng người trĩu nặng nhớ thương, từ khắp mọi miền đất nước vẫn tề tựu về đây, theo dòng người vào thăm lăng Bác. Bằng sự quan sát tinh tế, tác giả đã tạo ra hình ảnh ẩn dụ đặc sắc: tràng hoa. Tràng hoa từ khắp mọi miền tổ quốc, kính dâng lên người với lòng biết ơn vô hạn. Hình ảnh thơ đã biểu lộ tấm lòng thành kính không chỉ của riêng nhà thơ mà còn là của nhân dân đối với Bác.

    Tiến vào trong lăng thời gian như ngưng đọng. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên sau những năm tháng hoạt động cách mạng và bên cạnh Bác luôn có người bạn hiền kề cận – ánh trăng. Đồng thời ánh trăng đó cũng cho thấy lối sống thanh cao, nhân cách trong sáng trong cả cuộc đời của Bác. Tròng niềm xúc động vô hạn, Viễn Phương thốt lên đầy đau đớn: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Vẫn biết Bác đã hóa thân vào dáng hình, xứ sở trường tồn cùng đất nước, nhưng nỗi đau trước sự ra đi của Bác vẫn làm nhà thơ đau nhói, đó là nỗi đau đột ngột, quặn thắt. Ấy là nỗi đau quá lớn, nghẹn ứ không thể nói thành lời của triệu con tim Việt Nam.

    Thời khắc ở bên Người quả là quá ngắn ngủi, chẳng mấy chốc đã đến giờ phút chia xa. Nghĩ đến việc mình sẽ phải trở về miền Nam, phải xa người nhà thơ không thể kìm nén nổi nỗi xúc động mà biểu lộ ra ngoài:

    Mai về miền Nam thương trào nước mắt

    Câu thơ như một lời giã biệt, mà lắng sâu tình cảm. Nhứng giọt nước mắt trào dâng, lưu luyến, bịn rịn không muốn rời xa nơi bác yên nghỉ. Mặc dù lưu luyến, không muốn rời xa, nhưng bản thân ông cũng hiểu rằng đã đến lúc phải trở về miền Nam. Và đến lúc này ông dấy lên một ước nguyện chân thành tha thiết:

    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

    Điệp ngữ muốn làm kết hợp với các hình ảnh: con chim, đóa hoa, cây tre đã thể hiện nguyện ước chân thành, mãnh liệt của ông. Đó là những sự vật hết sức gần gũi, thân thuộc. Và đặc biệt, ông muốn làm cây tre trung hiếu để nhập vào hàng tre quanh lăng Bác canh giữ giấc ngủ ngàn năm cho Người. Đồng thời hình ảnh này cũng thể hiện niềm kính yêu, lòng biết ơn vô hạn tác giả dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Cả bài thơ là nỗi xót thương sâu sắc của Viễn Phương khi đến thăm lăng Bác. Nhưng đằng sau đó ta còn thấy tấm lòng thành kính, tự hào trước công lao vĩ đại của Người đối với dân tộc Việt Nam. Cùng với đó là sự kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,… giọng điệu đầy trữ tình đã tác động sâu sắc đến tâm khảm bạn đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k