Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

Viết về Tổ quốc là đề tài quen thuộc trong thơ ca từ hàng ngàn năm nay. Hình tượng Tổ quốc xuất hiện rất sớm, gắn với sự thành bại của các vương triều qua nhiều thời kì dựng và giữ nước. Trong mọi thời kì văn học, hình tượng Tổ quốc là tượng đài cao đẹp, hùng vĩ nhất, luôn có vị trí trang trọng và thiêng liêng. […] Hiểu được ý nghĩa sâu xa của hai tiếng Tổ quốc, các nữ nhà thơ thời kì chống Mĩ cũng bộc lộ một cách nhìn vừa đa dạng, thành tâm, giản dị mà không kém phần thiêng liêng cao cả.

[…] Hòa chung cùng dàn đồng ca thơ đánh Mĩ, các tác giả nữ cảm nhận về Tổ quốc bằng dáng hình mà cha ông để lại cho cháu con là rừng biển, núi non, đất đai, sông suối đã vật thể hóa trên bản đồ. Những nét tượng trưng cao độ cho một hình hài Tổ quốc được thơ nữ nhìn nhận ở phương diện địa lí từ cột mốc biên cương, đất Trường Sa, biên giới biển mênh mang, Pác Bó, đá Hoàng Sa, cho đến dãy Trường Sơn Hùng vĩ, một đất mũi Cà Mau và cả: “Mặt trời mọc làm chân cột mốc” (Lê Thị Mây). Đó là hình hài chữ S cong cong mang vóc dáng tảo tần của mẹ và vô cùng thân thương đang vươn mình sừng sững uy nghi. […] Các chị viết lên với tất cả niềm ngưỡng vọng vô biên của mình trước cái hình hài ấy:
“Ôi! Tổ tiên ngàn đời để lại
Một hình hài chữ S quê hương”
(“Việt Nam một hình chữ S” – Hoàng Thị Minh Khanh)
Tổ quốc còn gắn với những con đường, những chuyến phà:
“Đường cuộn đường hun hút đỏ bazan
Đường sinh đường, chân nối chân, mơ nối giấc mơ”
(“Đường Việt Nam” – Lê Thị Mây)
[…] Tổ quốc được nhìn từ phương diện lịch sử là chiến công hiển hách ngàn đời nay cha ông ta để lại. Trong lớp trầm tích của của bề dày truyền thống đọng lại hình ảnh bà Trưng, bà Triệu, Huyền Trân công chúa và vô vàn người mẹ, người phụ nữ Việt Nam cầm súng đánh giặc: chị Sáu, chị Sứ, chị Út Tịch,… Nét đẹp đó soi ngắm qua con mắt thế giới nữ trở thành một biểu tượng cho sức mạnh của Tổ quốc được thai nghén từ quá khứ oai hùng. Ý thức đó được hiện nguyên hình trong cách biểu hiện về Tổ quốc. Đường biên của khái niệm này cũng được mở rộng trong từng bước đi lên của dân tộc nối liền mạch giữa quá khứ với hiện tại. Nó như nhân lên ngàn lần sức lực để xe vượt qua thác dữ sông sâu chi viện cho chiến trường:
“Núi Sơn Tinh
Sông Thủy Tinh chỗ trống trận Hùng Vương
Xe pháo rầm rì náo nức tiền phương”
(“Núi Sơn Tinh” – Lê Thị Mây)
Từ phương diện lịch sử, thơ nữ ngợi ca về một nền văn hiến dân tộc có truyền thống từ lâu đời. Niềm tự hào của con cháu Lạc Hồng được thơ nữ chống Mĩ biểu hiện thật rõ nét từ bà “Nữ Oa đội đá vá trời”, “Âu Cơ sinh dân tộc ta trong bọc trứng” và những câu chuyện về Sơn Tinh và Thủy Tinh.

[…] Tổ quốc qua cách cảm nhận của các tác giả nữ còn gắn với Đảng và Bác Hồ - người đã tìm đường cứu nước cho dân tộc, tìm lại hình hài Tổ quốc trên bản đồ thế giới. Ở đâu trên trái đất này nhắc đến Việt Nam không thể không nhắc đến Hồ Chí Minh. Mỗi chiến công, mỗi thành quả có được, trong niềm kiêu hãnh tự hào, ta ca vang Việt Nam – Hồ Chí Minh. […] Đọc thơ các chị chúng ta bắt gặp hình tượng Tổ quốc – Đảng – Bác Hồ quyện hòa vào nhau bổ sung trong một khối thống nhất:
“Trong ánh sáng diệu kì, Đảng gọi ta theo
Đường ta đi gian khổ vẫn còn nhiều
Ôi! Tổ quốc đau thương! Sao yêu Người đến thế!
Ta đã dâng Người cả chặng đường tuổi trẻ
Còn chặng này, Người nhận tiếp Tổ quốc ơi!”
(“Bác là linh hồn của Tổ quốc” – Cẩm Lai)
Giọng thơ đầy khẩu khí nhưng không lên gân, các chị nguyện cống hiến tất cả sức lực trí tuệ tình cảm của mình cho Tổ quốc.
Tình yêu Tổ quốc đặt ra trách nhiệm cho mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ nghĩa vụ chiến đấu, bảo vệ và xây dựng. Niềm kiêu hãnh sâu xa của thế hệ đánh Mĩ được kết tinh từ dòng sữa ngọt ngào của truyền thống và đạt đến đỉnh cao của tầm thời đại. Đã hiện hữu trong hình tượng Tổ quốc qua thơ các chị là lịch sử oai hùng thấm đẫm màu máu cha anh. Quá khứ là nền tảng để nâng lên tầm cao cho hiện tại cũng là cách nhận thức mới trong quan niệm về Tổ quốc của thơ nữ thời chống Mĩ.
(Nguyễn Thành Huân, Bồi dưỡng học sinh giỏi qua các kì thi - Chuyên đề Lí luận văn học, NXB Dân Trí)
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định luận đề của văn bản trên.
Câu 2. (1,0 điểm) Xét theo mục đích nói, câu: Viết về Tổ quốc là đề tài quen thuộc trong thơ ca từ hàng ngàn năm nay thuộc kiểu câu nào? Dấu hiệu nào giúp em xác định như vậy?
Câu 3. (0,5 điểm) Để làm sáng tỏ luận đề, người viết đã đưa ra những luận điểm nào?
Câu 4. (1,0 điểm) Chỉ ra một lí lẽ và một bằng chứng đã được tác giả sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm trong đoạn văn in đậm.
Câu 5. (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của thành phần biệt lập được in đậm trong câu sau: Tổ quốc qua cách cảm nhận của các tác giả nữ còn gắn với Đảng và Bác Hồ - người đã tìm đường cứu nước cho dân tộc, tìm lại hình hài Tổ quốc trên bản đồ thế giới.
Câu 6. (1,5 điểm) Kết thúc vấn đề, người viết khẳng định: Tình yêu Tổ quốc đặt ra trách nhiệm cho mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ nghĩa vụ chiến đấu, bảo vệ và xây dựng. Theo em, vì sao người viết lại nhấn mạnh nghĩa vụ của thế hệ trẻ đối với Tổ quốc? Bản thân em sẽ làm gì để góp phần xây dựng và phát triển đất nước?

0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
53
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Luận đề của văn bản trên là về hình tượng Tổ quốc trong thơ ca của các tác giả nữ thời kì chống Mĩ.

Câu 2: Theo mục đích nói, câu "Viết về Tổ quốc là đề tài quen thuộc trong thơ ca từ hàng ngàn năm nay" thuộc kiểu câu khẳng định. Dấu hiệu giúp xác định như vậy là việc tác giả khẳng định một sự thật không cần chứng minh.

Câu 3: Để làm sáng tỏ luận đề, người viết đã đưa ra các luận điểm sau: hình tượng Tổ quốc trong thơ ca từ hàng ngàn năm nay, sự thiêng liêng và cao cả của Tổ quốc, hình ảnh Tổ quốc qua các biểu tượng địa lý và lịch sử, sự gắn kết giữa Tổ quốc, Đảng và Bác Hồ.

Câu 4: Một lí lẽ được sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm trong đoạn văn in đậm là "Tổ quốc còn gắn với những con đường, những chuyến phà", bằng chứng là việc tác giả đưa ra ví dụ về các địa danh và phương tiện giao thông để minh họa hình ảnh Tổ quốc.

Câu 5: Ý nghĩa của thành phần biệt lập được in đậm trong câu "Tổ quốc qua cách cảm nhận của các tác giả nữ còn gắn với Đảng và Bác Hồ - người đã tìm đường cứu nước cho dân tộc, tìm lại hình hài Tổ quốc trên bản đồ thế giới" là chỉ ra mối liên kết giữa Tổ quốc, Đảng và Bác Hồ trong việc bảo vệ và phát triển đất nước.

Câu 6: Người viết nhấn mạnh nghĩa vụ của thế hệ trẻ đối với Tổ quốc để thể hiện tầm quan trọng của việc bảo vệ và xây dựng đất nước cho thế hệ tương lai. Để góp phần xây dựng và phát triển đất nước, em có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, học tập chăm chỉ để trở thành người có ích cho xã hội và đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×