Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong các tác phẩm em đã học em ấn tượng về tác phẩm nào nhất lớp 10

Trong các tác phẩm e đã học e ấn tượng về tác phẩm nào nhất lớp 10
( trong bài thơ tự do với văn bản nghị luận)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
50
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong các tác phẩm e đã học ở lớp 10, tác phẩm mà e ấn tượng nhất là bài thơ "Tự tình II" của Hồ Xuân Hương. Bài thơ này không chỉ mang đến những hình ảnh tươi đẹp về thiên nhiên mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về tình yêu, cuộc sống và sự tự do. Phong cách viết của Hồ Xuân Hương rất sáng tạo và tinh tế, khiến cho người đọc không thể không bị cuốn hút và suy ngẫm. Đó là lý do tại sao bài thơ "Tự tình II" luôn để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí của e.
2
0
Ng Nhật Linhh
29/04 20:37:42
+5đ tặng

Trong những tác phẩm văn học đã được học ở cấp hai, truyện ngắn “Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu (chương trình lớp 9) để lại trong tôi một ấn tượng rất mạnh mẽ. Tôi chưa đến tuổi của anh Nhĩ để thấm thía đủ cái triết lí sâu sắc mà nhà văn gửi gắm ở niềm khao khát hướng ra bên quê phía bên kia sông, nhưng tôi đã phần nào cảm nhận được nỗi niềm nuối tiếc của anh khi anh nằm trên giường bệnh đếm những ngày còn lại của cuộc đời mình.

Thói thường người đời vẫn coi thường hiện tại, mải mê đuổi theo những hư danh phía trước mà không nhận ra những giá trị đích thực của những gì mình đang có. Nhà văn Nguyễn Minh Châu qua Bến quê đã muốn nói với mọi người triết lí sâu xa ấy. Là nhà văn luôn có những phát hiện mới mẻ về những điều quen thuộc và giản dị của cuộc sống, ông đã phát hiện ra những nỗi băn khoăn, day dứt, nuối tiếc của con người khi đứng trước những gì đã qua. Anh Nhĩ đã từng đi rất nhiều nơi, cả cuộc đời anh chạy theo danh vọng mà anh quên mất cái bến quê trước cửa nhà. Anh không có thời gian để ý đến nó. Khi nằm trên giường bệnh, không còn khả năng đi lại, anh mới nhận ra rằng cái bến quê ấy hấp dẫn biết bao nhiêu. Anh bừng ngộ ra rằng anh đã chạy theo hư danh mà bỏ qua mất một điều quan trọng và vô cùng quý giá với mình. Anh ân hận vì cả cuộc đời anh mới chỉ sang cái bến sông ấy có hai lần, và một lần là ngày cưới của anh.

Mỗi con người đều có một bến quê trong lòng mình, nhưng không phải ai cũng nhận ra nó quý trọng và thiêng liêng để mà giữ gìn trân trọng khi còn đủ sức. Nhĩ nuối tiếc khi anh nhận ra cái bến quê ấy hấp dẫn với anh biết nhường nào và anh đã gửi gắm cả niềm khao khát ấy vào đứa con trai. Anh nhờ nó đi đò sang sông để mua cho anh bất cứ thứ gì phía bên sông ấy. Nhưng thằng bé, cũng như anh khi còn trẻ, không thể nhận ra những tâm sự của cha. Nó lại mải chơi nên bị lỡ chuyến đò ngang cuối cùng trong ngày. Thằng bé không vội vã bởi nó còn quá nhiều thời gian để sống, bởi với nó cái bến sông ấy cũng rất bình thường. Thằng bé sẽ lại giống như cha và như tất cả mọi người, không thể nhận ra sự đáng quý và đáng trân trọng của những gì đang trong tầm tay.

Một người bệnh nặng, không còn khả năng đi lại, ngắm cái bến sông qua khung cửa sổ, khó khăn nhích từng tí một trên giường để được ngắm cái bến sông. Và nuối tiếc vì mình đã vô tình với quê hương, với những điều bình dị và vô cùng quý giá. Cốt truyện chỉ đơn giản vậy thôi nhưng chứa đựng cả một vấn đề nhân sinh rất lớn. Điều nhà văn nói đến trong tác phẩm này cũng không phải là hoàn toàn mới: Phải biết trân trọng những gì mình đang có và đã có, không nên quá mải mê với những hư danh mà quên mất giá trị của hiện tại. Văn học đã từng nói về điều này. Những Nguyễn Minh Châu đã có một cách thể hiện thật giản dị và sâu sắc. Bến quê là câu chuyện về sự bừng ngộ của một con người ở những ngày cuối cùng của cuộc đời. Vì thế sự bừng ngộ ấy còn có ý nghĩa như một sự thức tỉnh đối với những ai đang sống, hăm hở để tiến đến tương lai và còn tiếp tục bỏ lại phía sau những điều nuối tiếc.

Cuộc sống không thể không có những tiếc nuối. Song nếu để mình phải nuối tiếc quá nhiều hoặc nuối tiếc những điều thiêng liêng nhất mà mình trót đánh mất nghĩa là đã bỏ phí một quãng đời quý giá.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
manh
30/04 06:43:03
+4đ tặng

Hầu hết các tác giả của nền văn học Việt Nam của chúng ta từ trước đến nay, ai cũng đề nói về cái đẹp cái hoàn mĩ của cuộc sống con người. Tác giả Nguyễn Tuân cũng không ngoại lệ.Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho, phẩm cách cứng cỏi, học vấn uyên bác, và đặc biệt rất yêu nghề có cá tính sáng tạo độc đáo. Nên ông đã sử dụng hình tưởng của một nhân vật có thật để xây dựng nên một hình tượng nhân vật đó là Huấn Cao. Và đó cũng là tác phẩm nổi tiếng của ông trích trong tập "Vang bóng một thời" nói về những thú vui tao nhã, cũng những con người trong xã hội phong kiến như một sự ngợi ca về cá đẹp của một thời đã qua.

Truyện xoay quanh hai nhân vật đó là người tử tù Huấn Cao là sự hội tụ của nét đẹp tài hoa, khí phách, thiên lương và Viên quản ngục người đại diện cho xã hội phong kiến cũ.

Huấn Cao là một người nghệ sỉ tài hoa, ông là người viết chữ đẹp nhất trong vùng "những nét chữ vuông tươi tắn......." thể hiện cái tài cái tâm, khí phách của con người, chữ Huấn Cao chính là nhân cách phi thường của ông và vù thế chữ Huấn Cao chính là niềm mơ ước và ngưỡng mộ của viên quản ngục.

Viên quản ngục rất bất ngờ khi trong những người tử tù do mình cai quản lại có Huấn Cao một người ông đã hâm mộ từ lâu. Và ông rất biệt đãi với Huấn Cao (đem rượu thịt cho Huấn Cao thái độ tuân phục....) nhưng lần nào cũng bị Huấn Cao từ chối và bị Huấn Cao hiểu lầm.

Nhưng rồi Huấn Cao cũng đã hiểu ra, viên quản ngục là một biểu tượng của cái đẹp, tâm hồn biệt nhỡn liên tài, sở thích cao quý, tâm hồn nghệ sĩ bị lạc vào chốn bùn nhơ này. Đó là đại diện của xã hội phong kiến thời đó thu nhỏ.

Để rồi đó chính là cảnh chưa từng có xưa nay trong ngục tù hôi hám chật hẹp này. Trật tự đều bị đảo ngược. Người cho chữ chính là một tử tù chuẩn bị hành quyết vào sáng hôm sau lại là đại diện cho sự ban phát cái đẹp. Cái đẹp thống trị nơi ngục tù tăm tối ấy.Từ đó cho ta thấy sự trường tồn bất tử của cái đẹp hiện hữu.. Ngược lại viên quản ngục chính là đại diện của xã hội phong kiến thời ấy khúm núm xin chữ, đại diện cho bóng tối bao trùm và vây quanh cái đẹp hiện hữu, một thứ ánh sáng kỳ lạ của cái đẹp.

Một trật tự đã bị đảo lộn, nhà tù có quyền quy đã bị sụp đổ. Cái đẹp đã làm cho hai người họ trở thành tri kỉ, cái đp5 có thể nảy sinh từ vùng đất chết, bùn nhơ. Thể hiện sự cảm hoá con người của Huấn Cao bằng cái tài, cái tâm và khí phách.

Tình huống đặc biệt là tình huống gặp gỡ giữa hai bên đầy oái oăm và đầy kịch tính một bên là tội phạm còn bên kia lại là giai cấp thống trị. Trên bình diện về xã hội, họ là những kẻ đối nghịch nhau,nhưng trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm tri kỷ của nhau.

Thủ pháp nghệ thuật đối lập nổi bật nét đặc sắc của tác phẩm. Và theo Nguyễn Tuân nét đẹp là sự dung hòa giữa 3 yếu tố đó là cái tài cái tâm và cái dũng khí có ở con người.

Và từ đó cho thấy quan niệm của Nguyễn Tuân với cái đẹp hiện hữu ấy. Với ông cái đẹp phải đi song song với bản lĩnh khí phách, với ý nghĩ thức giữ gìn bản ngã(cái tâm, cái thiên lương của con người), mà trong đó cái là gốc rễ của nhân cách, là xuất phát điểm là nơi của tài năng và khí phách.

Xây dựng hình tượng ấy Nguyễn Tuân đã kín đáo gửi gắm niềm ngưỡng mộ của mình đối với những người dám xả thân vì tự do dân tộc trong thời đại của ông.

Truyện ngắn ca ngợi những con người tài năng, dù ở nơi bùn nhơ nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao, thiên lương, Cái đẹp cho dù ở bất cứ nơi nào có hoàn cảnh khốn cùng nghiệt ngã bấy nhiêu nhưng vẫn tỏa sáng và hiện hữu như anh sáng luôn luôn cai trị bóng tối.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư