Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích bài cô bé bán diêm

Viết bài văn phân tích bài cô bé bán diêm. Mn giúp em với ạ. Em cảm ơn ạ
1 trả lời
Hỏi chi tiết
42
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
"Bài cô bé bán diêm" là một tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen. Truyện kể về một cô bé nghèo bán diêm trên đường phố vào đêm giá lạnh. Cô bé không có nơi nào để trú ngụ, không có gia đình, không có thức ăn và không có áo ấm.

Tác phẩm này đã đưa người đọc vào một thế giới đau thương, đầy cảm xúc và sự nhân văn. Cô bé bán diêm là biểu tượng của sự bất hạnh, cô đơn và nghèo đói trong xã hội. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, cô bé vẫn không từ bỏ hy vọng và niềm tin vào cuộc sống.

Tác phẩm này đã góp phần khơi dậy lòng nhân ái và sự đồng cảm của người đọc. Nó nhắc nhở chúng ta về tình cảm, lòng nhân ái và sự chia sẻ. Bài học mà chúng ta có thể rút ra từ "Cô bé bán diêm" là phải biết trân trọng những gì mình đang có, đồng thời chia sẻ và giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.

Tóm lại, "Bài cô bé bán diêm" là một tác phẩm văn học đầy ý nghĩa và sâu sắc, làm cho người đọc suy tư và cảm thấy động lòng. Nó là một bài học về lòng nhân ái và sự chia sẻ, giúp chúng ta nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực và trân trọng những điều nhỏ nhặt xung quanh mình.
2
0
Chou
29/04 21:41:06
+5đ tặng

Xưa nay vẫn có những cảnh đời tuổi thơ bất hạnh, bất cứ nơi nào trên trái đất. Những cảnh đời mồ côi, hoặc mất cha hay mất mẹ không chỉ có trong truyện cổ mà còn được đưa vào những trang văn hiện đại. Ngay trong chương trình Ngữ văn lớp 8, chúng ta biết nỗi bất hạnh của cậu bé Hồng trong Những ngày thơ ấu (đoạn trích Trong lòng mẹ) thì nay chúng ta lại gặp một cảnh đời bất hạnh khác ở xứ sở Đan Mạch trong truyện  Cô bé bán diêm của An-đéc-xen để cảm thông với những ước mơ đẹp, và ngậm ngùi trước cái chết vì giá rét trong đêm giao thừa của cô.

Truyện kể về đêm giao thừa, người rét mướt, một  cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đi đất, bụng đói, đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Nhà văn đã miêu tả hình ảnh của em lúc đêm về càng lúc càng rét buốt, “em ngồi nép trong một góc tường... thu đôi chân vào người...”. Miêu tả ngắn thôi, chỉ 12 từ, nhưng người đọc thấy rõ trong trí tưởng tượng của mình dáng cô bé ngồi co ro, cố thu mình lại càng tốt để ngăn bớt cơn lạnh.

Cô bé đang ở ngoài đường, sát tường hai ngôi nhà đóng kín cửa, giữa cái lạnh cắt đa của đêm giao thừa. Mắt cô nhìn lên “Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn” mũi cô ngửi “trong phố sực nức mùi ngỗng quay”. Hình ảnh ấm cúng ấy, mùi vị thơm tho ấy, gợi lại trong ký ức cô bé hoàn cảnh sống ngày trước của mình “Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà.

Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em phải lìa ngôi nhà xinh xắn”. An-đéc-xen đặt nỗi nhớ của cô bé vào đúng lúc, đúng chỗ vừa giới thiệu được hai hoàn cảnh sống đối nghịch vừa giải thích nguyên nhân của sự đổi thay khiến em phải sống đời bất hạnh hiện tại: Thần Chết! Thần Chết đã cướp đi người bà hiền hậu. Thần Chết đã đuổi cha con cô ra khỏi ngôi nhà xinh xắn đến ở căn gác xép sát mái nhà không ngăn nổi gió sương.

Và bất hạnh lớn nhất là Thần Chết đã biến đổi tính nết của người cha, thay vì thương yêu và chăm sóc con cái thì lại buộc con gái nhỏ dại đi bán diêm, “nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em”. Sự việc diễn ra như thế nào thì kể lại như thế chứ không hề chen vào một lời oán trách hay kết tội người cha đứng với hoàn cảnh sống và tính cách phụ thuộc của tuổi thơ.

Một mình, bụng đói giữa đêm giao thừa gió rét, đôi bàn tay đã cứng đờ ra, muốn đốt một que diêm mà hơ ngón tay em cũng chần chừ đôi lần ba lượt. Ánh sáng, hơi ấm từ que diêm đã giúp dòng suy nghĩ của em thoát khỏi hiện thực lạnh giá, bẽ bàng. “Em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy non đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng”.

Dòng mơ tưởng này đã chi phối hành vi của em. Em hành động theo “Em tưởng chừng như...”. Bởi vậy, “em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Em ngồi đó, tay cầm que diêm đã tàn hẳn”. Dòng mơ tưởng về lò sưởi tỏa hơi nóng dịu dàng kia đã biến mất theo ngọn lửa cháy nhanh và chóng tàn của que diêm. Hiện thực giá rét kéo em về cùng nỗi lo “bị cha mắng”. Đêm tối với cái lạnh cắt da, que diêm với ánh sáng và hơi ấm.

Hai hình ảnh tương phản ấy đã được nhà văn đặt cạnh nhau như muốn khơi thêm nguồn ao ước ở trong em. Nếu quẹt que diêm lần thứ nhất, ánh sáng của nó khiến em “tưởng chừng như...” thì khi quẹt que diêm thứ hai “em nhìn thấy vào tận trong nhà” và thấy một bàn ăn sang trọng đã được dọn sẵn, có cả một con ngỗng quay. “Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em bé”.

Mộng tưởng lúc này đã có tính huyền ảo. Tội nghiệp  cô bé bán diêm. Có lẽ lúc này cô đói lắm rồi. Mơ ước được no khiến hiện thực “sực nức mùi ngỗng quay” khu phố" biến thành con ngỗng như trong mộng tưởng của  cô bé bán diêm. Nhưng khi “que diêm vụt tắt” thì “ngỗng ta” cũng biến mất khi đang tiến về phía cô bé bán diêm, hiện thực khắc nghiệt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt” và mấy người khách quần áo ấm áp nhưng lãnh đạm tình người xuất hiện trước mắt em.

Lần quẹt diêm thứ ba, em thấy hiện ra cây thông Nô-en rất lớn và lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến, rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ. Khi em với đôi tay về phía cây thì ánh sáng que diêm... tắt. “Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. Mộng tưởng này gợi cho em nhớ lại lời của người bà hiền hậu thường nói với em lúc bà còn sống rằng: “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng đế”.

Nỗi nhớ này làm  cô bé bán diêm ao ước được thấy bà nội của cô. Cô quẹt một que diêm nữa vàọ tường, ánh sáng xanh tỏa ra chung quanh, và em thấy rõ bà đang mỉm cười với em. Em reo lên và xin bà cho em cùng theo bà. Điều lạ lùng và cảm động là nhà văn đã đặt cô bé vào vị trí của con người rất tỉnh táo. Cô bé đã nói với bà: “Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xỉn bà đừng bỏ cháu ở nơi này”.

Có lẽ những lần quẹt diêm trước đã giúp cô bé nhận ra cảnh thật và cảnh ảo. Thêm vào đó thể xác của cô bé thì đói và lạnh, còn tâm hồn thì rất cô độc. Về nhà ư? về căn gác xép sát mái, tường nứt không ngăn được luồng gió rét kia ư? về nơi thường nghe những lời mắng nhiếc và chửi rủa kia ư?

Sức cô bé đã cùng, lực cô bé đã kiệt. Thông thường, trong hoàn cảnh đó, chỉ có tình thương yêu cha mẹ, anh em., giúp cô bé thêm sức mạnh để quay về. Nhưng thực tế thì cô không có động lực ấy, ngược lại có thể là nỗi sợ hãi ngày càng lớn càng nặng nề hơn. Bởi vậy mà em sống với ảo ảnh và không muốn rời xa nó.

Em đã quẹt tất cả những que diêm còn lại ở trong bao để thấy bà, gần bà, cho tới lúc “Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa đó nữa. Họ đã về chầu Thượng đế”. Đọc hai câu văn ấy ai cũng nhận ra  cô bé bán diêm đã chết. Cô bé đã chọn cái chết cùng một ảo giác đẹp, dù ở phần thể xác em chết vì đói và lạnh.


Và nhà văn đã tô điểm cho nét đẹp của em bằng hình ảnh đối nghịch giữa cảnh và người: “Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”.  Cô bé bán diêm đã chết theo cách của người đang thiếp ngủ trong giấc mơ đẹp.

Nhìn hình ảnh những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhàn, người ta có thể đoán đúng hành vi của cô bé trước khi chết: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm! ”, những hình ảnh “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười ” kia thì khó có thể đoán ra điều gì khiến khuôn mặt cô bé biểu hiện nên hình ảnh có vẻ vui sướng và thỏa nguyện ấy.

Về cái chết của những người bất hạnh, nói chung nhiều nhà văn đã miêu tả, mà phần lớn là buồn thảm, hoặc vật vã dữ dội (như cái chết của lão Hạc). Duy cái chết của  cô bé bán diêm thì người đọc có cảm giác buồn thương nhưng thanh thản, nhẹ nhàng và thấm sâu. Tạo được cảm giác khác lạ ấy có lẽ nhờ vào cách xây dựng tính cách nhân vật ( cô bé bán diêm) của An-đéc-xen, một cô bé bán diêm bất hạnh nhưng không giận đời.

Giữa hiện thực đen tối, cô bé sống với những mộng tưởng đẹp cho tới hơi thở cuối cùng.  Cô bé bán diêm sống mãi với người đọc là ở tính cách ấy của em qua tài kể chuyện của nhà văn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo