Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao văn bản trên thuộc thể loại tùy bút?

BÂNG KHUÂNG GIAO THỪA

    Vậy là sáu mươi hai mùa xuân đã đi qua cuộc đời tôi. Đã có sáu mươi hai đêm giao thừa trôi qua từ lúc tôi cất tiếng khóc chào đời cho đến nay, mái tóc đã pha màu thời gian, điểm bạc. Vậy mà cảm giác háo hức chờ đợi thời khắc giao mùa vẫn cứ làm tôi bâng khuâng, nôn nao khó tả!

Thời ấu thơ, khi đã nhận biết thế nào là Tết, tôi hay cùng mẹ thức đợi giao thừa. Tôi nằm cạnh mẹ, lắng nghe mẹ kể những câu chuyện liên quan đến mùa xuân như chuyện cổ tích về cây nêu, con lân, quả đưa hấu, bánh dầy, bánh chưng… Mẹ thường bảo tôi hãy lắng nghe tiếng thở của mùa xuân, tiếng gió hát, tiếng lá reo… Tôi vểnh nghe ngóng nhưng rốt cuộc ngủ khò. Để rồi sáng ra tiếc hùi hụi vì đêm sao quá ngắn!

    Khi tôi đến tuổi dậy thì, cảm giác đón đợi đêm trừ tịch mới cực kỳ hạnh phúc. Tôi chuẩn bị đón xuân như đón đợi người tình  đi xa trở về. Tôi gội đầu bằng bồ kết, tắm nước lá bưởi cho cái xui xẻo, muộn phiền của một năm cũ trôi tuột xuống đất. Tôi thay quần áo mới rồi chuẩn bị sẵn giấy bút. Khi nhà thờ đổ chuông hối hả, hòa lẫn tiếng đại hồng chung từ ngôi chùa cổ âm vang, tôi thắp nhang cắm lên bàn thờ tổ tiên rồi bắt đầu khai bút. Tôi viết lên giấy ước  nguyện của mình. Để sau một năm, tôi lấy ra đọc lại rồi kiểm điểm xem mình đã đạt được gì và còn điều nào vẫn mãi là mơ ước? […]

    Giao thừa của thuở đã làm mẹ cũng tuyệt vời không kém. Tôi chuẩn bị cho hai con từ trưa ba mươi tết. Tôi cho chúng tắm gội, ăn uống, dắt đi chợ cuối năm, mua vớt vát vài đóa hoa rồi về lo cúng kiếng. Tôi ngồi hàng giờ ngắm hai thằng con vừa nhâm nhi mứt vừa chơi cờ  cá ngựa mà lòng thấy hạnh phúc làm sao! Bao giờ chúng cũng bảo sẽ thức cùng mẹ. Nhưng chẳng bao lâu, tôi phải bế từng đứa vào mùng vì chúng đã ngủ say. Và khi khai bút, những mơ mộng thời thiếu nữ biến mất, tôi liệt kê lên giấy hàng loạt mong muốn. Nào là mong con học giỏi, gia đình no ấm và chồng sớm thành đạt. Tôi không cầu gì cho riêng mình vì nếu đạt được những điều  kia thì đã quá đủ đối với tôi.

   Khi tuổi đã cao, cuộc đời như bóng chiều sắp tắt thì tôi đón đợi giao thừa cứ đủng đỉnh như con ngựa già thả từng bước xuống chân đồi. Tôi châm một bình trà thơm ngát, lấy một ít mứt sen đặt lên bàn thờ, thắp nén hương trầm rồi bắt đầu khai bút. Tôi giống như một người lú lẫn, bao năm rồi cứ viết đi viết lại có mấy điều: "Cầu xin cho con cháu bình yên, hạnh phúc và thành đạt. Còn tôi, nếu đời đã tận thì xin được xuôi tay khi đang ngủ để con cháu không phải lo lắng, khổ đau.”

Và, giao thừa năm nay cũng thế. Tôi mong mùa xuân như một khởi đầu tốt đẹp. Mọi người nhận ra hạnh phúc ở thật gần.

https://www.huongquenha.com/2019/02/bang-khuang-giao-thua- nguyen.htm

                                                                     (Theo Nguyễn Thị Mây)

Ghi lại đáp án đúng sau mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8)

1, Vì sao văn bản trên thuộc thể loại tùy bút?

A.    Được viết theo thể văn xuôi trữ tình             

B.    Ghi chép lại một cách tự do những cảm xúc cá nhân của tác giả

C.    Ngôn ngữ giàu chất thơ

D.    Gồm tất cả các ý trên

2, Bài tùy bút trên được viết về đề tài gì?

A.    Mùa xuân                B. Quê hương                 C. Tết              D. Gia đình

3, Văn bản sử dụng ngôi kể thứ nhất có tác dụng gì?

A.    Làm lời kể khách quan                                                 C. Làm cho nhân vật hiện ra chân thực

B.    Tạo thuận lợi để nhân vật bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ    D. Góp phần làm nổi bật chủ đề

4, Dấu chấm lửng trong văn bản có công dụng gì?

A.    Làm giãn nhịp điệu câu văn                                         C. Thể hiện lời nói bỏ dở.

B.    Thể hiện lời nói ngập ngừng. ngắt quãng               D. Tỏ ý còn nhiều sự vật chưa liệt kê hết

5,  Tâm trạng “Bâng khuâng giao thừa” được nhà văn ghi lại ở những thời điểm nào?

A.    Thời ấu thơ, tuổi dậy thì, lúc làm mẹ.                                        C. Sáu mươi mùa xuân qua

B.    Khi về già                                                                                   D. Gồm A, B.

 6, Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Tôi mong mùa xuân như một khởi đầu tốt đẹp.”

A.    So sánh                    B. Ẩn dụ                 C. Hoán dụ                  D. Nhân hóa

7, Đoạn văn in đậm sử dụng phép liên kết nào?

A.    Phép lặp               B. Phép thế             C. Phép nối                 D. Phép lặp và phép nối

8,  Nhận định nào không đúng về nhân vật “tôi” trong văn bản?    

A.    Là người có đời sống nội tâm phong phú.          C. Là người yêu thương gia đình.

B.    Là người luôn biết nghĩ cho người khác.            D. Là người sống thực tế.

9, Theo em, tại sao tác giả viết: “Tôi không cầu gì cho riêng mình vì nếu đạt được những điều  kia thì đã quá đủ đối với tôi.”?

10, Viết đoạn văn khoảng 7 câu, nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa sự sum họp gia đình trong khoảnh khắc giao thừa. Trong đoạn văn sử dụng một từ Hán Việt. Gạch chân từ Hán Việt.

Giúp với ạ
1 trả lời
Hỏi chi tiết
47
0
0
Zyntran
06/05 11:57:50
1B 2A 3B 4D 5D 6A 7D 8A.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo