Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong nền văn học Việt Nam có nhiều tác giả chọn sáng tác cho trẻ em, thiếu nhi như Tô Hoài, Võ Quảng,...Nhưng có một cây bút trẻ đầy nhiệt huyết cống hiến cho thiếu nhi đó là nhà vưn Vũ Tú Nam. Những sáng tác của ông dành cho trẻ nhỏ nên những chi tiết, hình ảnh, nhân vật đều ngộ nghĩnh, gàn gũi, đáng yêu. Nhưng qua các câu chuyện được truyền tải bài học một cách mềm mại mà nhẹ nhàng.
Trong những tác phẩm truyện ngắn của mình, tác phẩm " bầ ốm" của ông đã được học ở những lớp dưới để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Câu chuyện rất đơn giản chỉ xoay quanh sự việc bà ốm thôi. Tưởng chừng việc bà ốm không còn quá xa lạ với mỗi người chúng ta. Nhưng mà cách dẫn truyện và dẫn đắt của tác giả khiến cho câu chuyện trở nên thú vị hơn nhiều. Nhân vật Loan khi biết bà ốm tưởng chừng bà chỉ ốm sơ sơ như mọi khi, nhưng lần bà phải đi cấp cứu khiến cho mọi người trong gia đình đều lo lắng.
Suốt cả đêm đó mẹ và Loan đều khó ngủ vì lo lắng cho bà, sau đó thì bà cũng dần dần tỉnh lại. Nhưng bà cũng không quên dặn Loan chăm học và chăm đàn gà cho bà.
Và Loan khi thiếu vắng bà ở nhà thì cảm thấy mọi thứ xung quanh cũng không còn như trước "mấy ngày mà đàn gà cứ ngơ ngác" "nhìn vào đâu, sờ vào cái gì cũng thấy thiếu bà", "cây cối ngoài vườn cũng nhớ bà, các ngọn mướp cứ ngóc đầu lên chờ đợi được bàn tay tưới tắm". Bà luôn là người chăm sóc, chăm lo cho gia đình nên việc thiếu vắng bà cũng là điều khiến cho mọi người buồn và không tập trung vào công việc được.
Câu chuyện mở đầu và kết thúc khá đơn giản. Nhưng ai ai cũng thấy được tình thương của cả nhà với bà, bà đã chăm lo cho từng người trong gia đình từ miếng ăn, giấc ngủ nên thiếu vắng bà trở nên trống vắng đi nhiều.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |