Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu thành phần và sự phân bố các dân tộc ở tỉnh Gia Lai

Nêu thành phần và sự phân bố các dân tộc ở tỉnh Gia Lai
1 trả lời
Hỏi chi tiết
50
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tỉnh Gia Lai có đa dạng dân tộc với nhiều thành phần khác nhau. Các dân tộc chính ở tỉnh Gia Lai bao gồm dân tộc Kinh, Jrai, Bana, Ê Đê, M'nông, Hrê, Xơ Đăng, Chơ Ro, Gia Rai và một số dân tộc thiểu số khác.

Dân tộc Kinh chiếm đa số dân số ở tỉnh Gia Lai, trong khi các dân tộc thiểu số như Jrai, Bana, Ê Đê, M'nông, Hrê, Xơ Đăng, Chơ Ro, Gia Rai chiếm phần còn lại. Các dân tộc thiểu số thường sinh sống ở các vùng miền núi, rừng và có nền văn hóa, truyền thống riêng biệt. Đa dạng về dân tộc đã tạo nên một cộng đồng đa văn hóa và phong phú ở tỉnh Gia Lai.
1
0
Ngọc
03/05 10:56:39
+5đ tặng
Gia Lai là tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, trên địa bàn tỉnh có 38 dân tộc cùng chung sống, chủ yếu là dân tộc Jrai, Bahnar chiếm khoảng 44% dân số trong tỉnh.

Sau ngày thống nhất đất nước (năm 1975), Đảng và Nhà nước ta đã chuyển một số lượng lớn đồng bào người Kinh từ miền Bắc và miền Trung lên xây dựng kinh tế, quốc phòng, điều động cán bộ bổ sung cho Tây nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng, làm cho số lượng người Kinh ở Gia Lai tăng lên nhanh chóng.  

Dân tộc Jrai (Jơrai, Jarai, Gia Rai) là một trong 5 tộc người (Jrai, Ê Đê, Chăm, Raglai, Chu Ru) Mã Lai - Đa Đảo (Malayo - Polinesien) hiện đang sinh sống trên vùng đất nam Trường Sơn và đồng bằng ven biển Trung Bộ. Địa bàn cư trú là từ nam Kon Tum đến bắc tỉnh Đăk Lăk (theo chiều bắc - nam) và từ tây bắc tỉnh Phú Yên đến vùng biên giới tiếp giáp với Campuchia (theo chiều đông - tây). Trong khu vực cư trú này, Gia Lai là địa bàn người Jrai sinh sống tập trung nhất. Khu vực cư trú chính  là phía tây cao nguyên Pleiku (thuộc các huyện Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, thành phố Pleiku) và vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc ở phía đông nam tỉnh (thuộc thị xã Ayun Pa và các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa).

Với số lượng dân cư chiếm ưu thế trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, ý thức về tộc người và vùng lãnh thổ tộc người khá rõ, lại sinh sống trên địa bàn án ngữ các đầu mối giao thông huyết mạch nối bắc Tây Nguyên với các tỉnh ven biển nam Trung Bộ nên người Jrai ở Gia Lai chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh - quốc phòng. Đây là bộ phận dân cư đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh. Trong những năm kháng chiến giải phóng dân tộc cũng như trong thời kỳ xây dựng đất nước những tên người như nhà giáo Nay Đer, anh hùng Kpa Ó, anh hùng Kpui Thu...đã đi vào lòng đồng bào Tây Nguyên và cả nước.

Dân tộc Bahnar (Bơhnar, Ba Na) là một trong những dân tộc thuộc ngữ hệ Môn - Khơme. Địa bàn cư trú chủ yếu là nam tỉnh Kon Tum, bắc và đông tỉnh Gia Lai. Ngoài ra, còn có một bộ phận người Bahnar sống rải rác ở các huyện phía tây của tỉnh Bình Định, Phú Yên.

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, khu vực cư trú tập trung của người Bahnar là phía đông cao nguyên Pleiku (thuộc các huyện Mang Yang, Đak Đoa, phía bắc huyện Chư Pah), trên cao nguyên Kon Hơnờng (thuộc huyện Kbang), vùng trũng An Khê (thuộc các huyện Đak Pơ, Kông Chro, đông bắc thị xã An Khê).

Người Bahnar ở Gia Lai có truyền thống cách mạng lâu đời. Trong những năm kháng chiến giải phóng dân tộc, Tỉnh uỷ Gia Lai đều chọn khu vực cư trú của người Bahnar để xây dựng thành vùng căn cứ cánh mạng nên ảnh hưởng của cách mạng đến với người Bahnar khá sớm. Anh hùng Núp, anh hùng Wừu của dân tộc Bahnar hiện không chỉ là niềm tự hào của đồng bào Tây Nguyên, mà còn là niềm kiêu hãnh của cả dân tộc Việt Nam.

Ngoài các dân tộc nêu trên, tính đến năm 2005, Gia Lai có 915 người Hoa mà tổ tiên của họ có mặt ở Gia Lai từ những ngày đầu thành lập thị xã, thị trấn.

Từ năm 1954 đến nay, Gia Lai còn tiếp nhận một bộ phận đồng bào các dân tộc ít người từ miền Bắc vào theo hai đợt chính. Đợt thứ nhất vào năm 1954 và đợt thứ hai trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc (cuối thập niên 70 của thế kỷ trước). Đến cuối năm 2006, Gia Lai có 23.770 người là đồng bào các dân tộc ít người không thuộc bộ phận các cư dân bản địa, chiếm 2,04% dân số toàn tỉnh.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo