Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích chị em thúy kiều ở 12 câu giữa

phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích chị em thúy kiều ở 12 câu giữa
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
63
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong đoạn trích "chị em Thúy Kiều" ở 12 câu giữa, vẻ đẹp của Thúy Kiều được mô tả rất tinh tế và quyến rũ. Cô được miêu tả như một người phụ nữ xinh đẹp, tinh tế và quyến rũ, với nụ cười tươi sáng và ánh mắt sáng ngời. Sắc đẹp của Thúy Kiều không chỉ nằm ở vẻ ngoại hình mà còn ở sự tinh tế, nhẹ nhàng và duyên dáng trong cách cử động và ứng xử của cô. Điều này khiến cho Thúy Kiều trở nên hấp dẫn và lôi cuốn không chỉ với vẻ đẹp bề ngoại mà còn ở sự tinh tế và duyên dáng trong từng hành động của mình.
1
0
Hoàng Hiệp
03/05 18:03:49
+5đ tặng

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong “Truyện Kiều”. Thúy Kiều là nhân vật trung tâm của truyện thơ, một thiếu nữ tài, sắc vẹn toàn đã được thi hào khắc họa một cách thần tình, mĩ lệ.

Hai chị em Thúy Kiều mang vẻ đẹp thanh cao, trinh trắng như “mai”, như “tuyết”, mỗi người một vẻ đẹp riêng nhưng vẻ đẹp nào cũng toàn thiện, toàn bích:

“Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”.

Tiếp sau vẻ đẹp của hai chị em, Nguyễn Du vẽ ra trước mắt người đọc bức chân dung tuyệt mĩ của Thúy Vân:

Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Sắc đẹp của Thúy Vân là sắc đẹp của một thiếu nữ “đoan trang”, “trang trọng khác vời”; rất quý phái. Nàng sở hữu khuôn mặt “đầy đặn”, tươi sáng như vầng trăng, mắt phượng, mày ngài, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong như tiếng ngọc,… Lại còn thêm mái tóc suôn mượt hơn mây, làn da trắng sáng hơn tuyết. Quả là mĩ miều xưa nay hiếm có.

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp ước, lệ tượng trưng, tạo nên những hình ảnh ẩn dụ đầy gợi cảm. Bức chân dung của Thúy Vân hiện lên cao khiết, trinh sạch và gần gũi trong ánh nhìn và tưởng tượng. Vẻ đẹp ấy hòa hợp với trần thế, khiến cho vạn vật tôn vinh, ngưỡng mộ. Với cách miêu tả ấy, Nguyễn Du ngầm dự báo Thúy vân sẽ có một cuộc đời êm đẹp, hạnh phúc.

Không hề dài dòng, tiếp ngay sau đó, tác giả miêu tả tiếp vẻ đẹp của Thúy Kiều. Ánh sáng bừng lên, vũ trụ hân hoan khi từng đường nét Thúy Kiều hiện lên trên ngòi bút của bậc thiên tài:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc vẫn là phần hơn.
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Trên cái nền vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều tỏa hiện với vẻ đẹp lộng lẫy có thể khiến cho thành nghiêng nước đổ. Khác với bức chân dung của Thúy Vân, ở bức chân dung của Thúy Kiều, Nguyễn Du chỉ miêu tả hai đặc điểm. Mắt nàng trong như sắc nước mùa thu, Hàng chân mày thanh tú, diễm lệ như dáng núi mùa xuân. Chỉ hai thôi mà đã lộ rõ sắc đẹp phi thường của nàng rồi, thực là kì bút.

Đó là một vẻ đẹp vừa đằm thắm vừa sắc sảo, mặn mà, ẩn đầy nội lực tồn sinh. Phía sau vẻ đẹp hình thức là một nguồn sức mạnh huyền bí, có sức lôi cuốn và quyến rũ đến mê dại. Bởi thế, vẻ đẹp của Thúy Kiều đã khiến cho đất trời phải “ghen”, phải “hờn”.

Ở đây, ngòi bút tả người của thi hào có sự biến hóa đa dạng. Kết hợp thần tình các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ nhân hóa, vận dụng tinh tế và hiệu quả thi liệu cổ điển tạo nên sức mạnh biểu đạt kì lạ. Cao hơn thé, thi hào còn mạnh mẽ khẳng định: “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Nghĩa là, nếu sắc đẹp của Thúy Kiều là hiếm có thì tài năng và tuyệt kĩ của nàng là chưa từng có, chưa từng xuất hiện trên cõi đời này. Phải chăng, điều đó như dự báo rằng cuộc đời Thúy Kiều sẽ gặp nhiều trắc trở, tai ương bởi những phẩm chất và năng lực ngoại hạng của mình.

Sau bức chân dung tuyệt sắc của hai đại mĩ nhân, Nguyễn Du dành nhiều hơn để miêu tả tài năng của Thúy Kiều:

Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Cung, thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân.

Trước hết, nàng là người rất thông minh. Vừa sở hữu vẻ đẹp trác việt, vừa thông minh tuyệt đỉnh, quả thực người như thế xưa nay hiếm lắm. Nguyễn Du có lẽ đã quá ưu ái cho nhân vật của mình chăng? Mọi thú tiêu dao của người xưa, nàng đều thông thuộc, thậm chí là đạt đến tuyệt kĩ tài hoa. Cầm, kì, thi, họa, âm luật, thi luật, kể cả tác thuật nàng đều sành sỏi. Người như thế, ai mà chẳng say mê. Bức chân dung của Thúy Kiều đã đạt đến mức toàn thiện, vượt qua tất cả ngưỡng hình dung của con người. Nàng chính là thần tiên trên mặt đất. Bởi là thần tiên nên nàng không thể nào hòa hợp với luật lệ của chốn trần gian vốn khắc nghiệt và giả dối nên cuộc đời mới trầm luân, dâu bể đến thế chăng?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư