Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Mở bài: Giới thiệu chung về bài văn Ông ngoại và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
b. Thân bài:
* Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:
- Cô là một cây bút vô cùng đặc biệt của nền văn học đương đại.
- Là một nhà văn của mộc mạc và bình dị thôn quê.
- Các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư mang tính hiện thực sâu sắc khi khắc họa chân dung chân thực cùng những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của tầng lớp lao động nghèo đồng bằng với một phong cách nghệ thuật chuẩn mực, tiêu biểu cho lối viết cô đọng và cô đọng của các nhà văn Nam Bộ.
- Một số tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của cô phải kể đến các tác phẩm: Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Sông,...
* Giới thiệu khái quát về bài văn Ông ngoại:
- Tác phẩm đề cao những giá trị nhân văn truyền thống: Tình cảm gia đình, tinh thần trách nhiệm, biết sẻ chia, thấu hiểu và hi sinh.
- Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm:
+ Gia đình cậu mợ của Dung đậu phỏng vấn và đi định cư nước ngoài. Mẹ Dung quyết định cho Dung sang ở với ông Ngoại để tiện bề trông nom ông. Dung dù không muốn nhưng vẫn nghe lời mẹ.
+ Khi sang ở với ông ngoại, cả hai ông cháu có những thay đổi để hiểu nhau hơn. Và hai ông cháu ngày càng yêu thương nhau nhiều hơn.
* Phân tích bài văn Ông ngoại:
- Sự đối lập trong cách sống của hai ông cháu: Có hai thế giới ở trong ngôi nhà.
+ Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái.
+ Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiều lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hòa tan nhau.
- Sự thay đổi của Dung:
+ Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại.
+ Quen với cái tĩnh lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây
+ quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường nhận lương hưu.
=> Chi tiết trên cho thấy Dung là một người nhạy cảm, tinh tế, đồng thời trưởng thành khi biết thấu hiểu, thương ông hơn; đã biết lo lắng, quan tâm đến sức khỏe của ông.
- Tình cảm của hai ông cháu ngày càng thắm thiết:
+ Hai ông cháu lăn vào khuấy bột, trộn sữa.
+ Buổi sinh nhật thật rôm rả, bọn Dung khiêu vũ với nhau ông ngoại cũng nhảy, ông mặc chiếc áo màu xanh thắt nơ hoa rất đẹp.
+ chúng khen bánh kem ngon, khen ông nhảy giỏi, Dung hãnh diện lắm..
=> hai ông cháu dần gỡ bỏ khoảng cách thế hệ để thấu hiểu, yêu thương nhau nhiều hơn
- Bài học:
+ Hãy trân trọng tình yêu thương gia đình và dành cho gia đình những gì tốt đẹp nhất.
+ Biết hi sinh, chia sẻ, quan tâm, gắn kết các thành viên trong gia đình.
- Đánh giá nội dung, nghệ thuật:
+ Ngôi kể: Ngôi thứ ba
+ Nhan đề: mộc mạc
+ Giọng điệu: đời thường, nhẹ nhàng, thấm thía
c. Kết bài: Khẳng định giá trị tác phẩm
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |