1. Giải thích:
- Mỗi tác phẩm là 1 phát minh về hình thức và 1 khám phá về nghệ thuật. Nói cách khác: tác phẩm văn học là 1 công trình sáng tạo cả về hình thức và nội dung.
- Bản thân nghệ thuật là sáng tạo, làm nghệ thuật tức là làm công việc tìm tòi , sáng tạo không ngừng để tìm ra phong cách.
- Sáng tạo là thôi thúc bên trong 1 lý tưởng, lẽ sống, 1 nhu cầu tự thân của người nghệ sĩ. Sáng tạo như 1 nguyên lý bất thành văn, 1 cam kết vô tư thầm lặng, tự nguyện của người nghệ sĩ. Bởi vậy, lao động của người nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo.
2. Chứng minh:
- Mỗi tác phẩm là 1 phát minh về hình thức và 1 khám phá về nghệ thuật. Nói cách khác: tác phẩm văn học là 1 công trình sáng tạo cả về hình thức và nội dung.. VD: truyện kiều của thi hào Nguyễn Du.( Nguyễn Du đã lấy cốt truyện từ "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc mà sáng tạo ra "Truyện Kiều" bằng thơ lục bát dài 3245 câu thơ lục bát, đậm đà màu sắc Việt Nam.)
- Sáng tạo là thôi thúc bên trong 1 lý tưởng, lẽ sống, 1 nhu cầu tự thân của người nghệ sĩ. Sáng tạo như 1 nguyên lý bất thành văn, 1 cam kết vô tư thầm lặng, tự nguyện của người nghệ sĩ. Bởi vậy, lao động của người nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo. Vẫn lấy ví dụ về truyện Kiều, Truyện phản ánh xã hội đương thời thông qua cuộc đời của nhân vật chính Vương Thuý Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là chữ "tâm" theo như Nguyễn Du đã tâm niệm "Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu" (nghĩa là "Linh Sơn chỉ ở lòng người thôi"). Truyện cũng phê phán xã hội phong kiến rối ren, đã đẩy con người ta vào nhiều bước đường cung, tiêu biểu trong truyện là nhân vật Thuý Kiều. Nhiều nhân vật trong Truyện Kiều trở thành điển hình cho những mẫu người trong xã hội cũ, mang những tính cách tiêu biểu Sở Khanh, Hoạn Thư, Từ Hải, và đều đi vào thành ngữ Việt Nam.