Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích ưu nhược điểm của các hình thức chuyển giao công nghệ

Phân tích ưu nhược điểm của các hình thức chuyển giao công nghệ 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
80
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển đổi và truyền đạt kiến thức, kỹ năng và công nghệ từ một tổ chức hoặc cá nhân sang một tổ chức hoặc cá nhân khác để tạo ra giá trị kinh tế. Dưới đây là phân tích ưu nhược điểm của các hình thức chuyển giao công nghệ:

1. Chuyển giao công nghệ thông qua hợp đồng:
- Ưu điểm: Hợp đồng chuyển giao công nghệ giúp đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên, giúp tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng và minh bạch.
- Nhược điểm: Chi phí thường cao, đặc biệt là trong việc thương lượng và lập hợp đồng, cũng như việc giải quyết tranh chấp nếu có.

2. Chuyển giao công nghệ thông qua cấp phép:
- Ưu điểm: Cấp phép công nghệ giúp tăng cường sự linh hoạt và nhanh chóng trong việc truyền đạt công nghệ, giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
- Nhược điểm: Có thể dẫn đến việc mất kiểm soát và quản lý công nghệ, cũng như việc bị sao chép công nghệ một cách trái phép.

3. Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp:
- Ưu điểm: Đầu tư trực tiếp giúp tạo ra một môi trường hợp tác chặt chẽ giữa các bên, giúp tối ưu hóa việc chuyển giao công nghệ.
- Nhược điểm: Yêu cầu vốn lớn và rủi ro cao, cũng như việc phải đối mặt với các rủi ro liên quan đến thị trường và chính trị.

Tóm lại, mỗi hình thức chuyển giao công nghệ đều có ưu nhược điểm riêng và cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định áp dụng.
1
0
Thanh Lâm
04/05/2024 22:46:59
+5đ tặng
1. Thuận lợi
a. Đối với Bên cung cấp công nghệ

Thông qua kết quả chuyển giao công nghệ cho bên nhận, bên cung cấp công nghệ sẽ có được kinh nghiệm để có những công nghệ tốt hơn và ưu việt hơn công nghệ trước đó; bên cung cấp có cơ hội thu được những khoản thu nhập đều đặn, trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc bảo trì, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng… thúc đẩy họ tham gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ; nắm bắt thị trường tiêu thụ thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ để mở rộng thị trường cho sản phẩm công nghệ…

b. Đối với Bên nhận công nghệ

Tiếp thu được kiến thức và kỹ thuật mà không phải đầu tư và mất thời gian cho hoạt động nghiên cứu, triển khai. Đôi khi sự giúp đỡ thêm về tài chính, tìm thị trường và tiêu thụ sản phẩm của bên cung cấp còn mở ra một khả năng thương mại mới cho bên nhận; sự hợp tác với bên cung cấp sẽ giải quyết những vấn đề nảy sinh, được trao đổi cải tiến sáng kiến thị trường và xu hướng phát triển cũng như kinh nghiệm của bên cung cấp để phục vụ cho lợi ích của mình…

Trong báo cáo tại Hội nghị KHCN Vùng Đông Nam bộ 2019, PGS.TS Trần Hoàng Dũng, Cố vấn khoa học và chuyển giao công nghệ, Công ty CP công nghệ Dược POMAX cho biết: Thông qua hoạt động tiếp thu công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh, có mục tiêu rõ ràng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, gấp phần nâng cao khả năng hấp thu công nghệ. Hoạt động sản xuất thử nghiệm, tiếp thu công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện hợp đồng khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh đã gắn liền doanh nghiệp với các đơn vị chuyển giao công nghệ, góp phần phát triển, tăng trưởng kinh tế của đất nước. Hoạt động tiếp thu nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ là cơ sở chỗ dựa để góp phần hợp tác, hội nhập quốc tế của doanh nghiệp.

2. Khó khăn

Theo PGS.TS Trần Hoàng Dũng, lãnh đạo và nhiều cán bộ của nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động tiếp nhận công nghệ, sản xuất kinh doanh, do vậy chưa có sự quan tâm đứng mức và đề ra giải pháp thích hợp đẩy mạng hoạt động này trong doanh nghiệp. Một số nghiên cứu rất cần cho sản xuất được đánh giá, nhưng ban lãnh đạo còn chần chừ trong tiếp cận và triển khai áp dụng.

Cơ chế quản lý khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp còn nhiều bất cập: Khoán trắng cho một số phòng ban không chuyên về nghiên cứu khoa học công nghệ, ít quan tâm việc quản lý các đơn vị này; chưa thống nhất chức năng quản lý các đơn vị nghiên cứu, triển khai, thiếu cơ chế khuyến khích phát triển đầu tư tại doanh nghiệp; doanh nghiệp chưa chú ý chỉ đạo nhiệm vụ tiếp thu công nghệ, chủ yếu do một số cá nhân tự tìm công nghệ mang về cho đơn vị.

Tiếp nhận công nghệ, sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp hiện còn mang tính thời vụ, không liên tục; trang thiết bị, cơ sở vật chất, mặt bằng để tiếp thu, triển khai công nghệ, sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp còn rất thiếu thốn, lạc hậu và không đồng bộ, điều này làm hạn chế rất nhiều đến hoạt động triển khai, nhất là tham gia triển khai công nghệ mới.

Hoạt động tiếp thu khoa học công nghệ là một trong các nhiệm vụ chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tập trung tiếp thu khoa học, công nghệ và ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao cải tiến năng lực công nghệ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao có thể đứng vững và cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×