Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận về khổ thơ 2 và 3 bài thơ mùa xuân nho nhỏ

viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận về khổ thơ 2,3 bài thơ mùa xuân nho nhỏ
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
68
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ mang đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, tinh khôi của mùa xuân. Khổ thơ 2,3 của bài thơ này đề cập đến hình ảnh những bông hoa nhỏ xinh nở rộ trên cành, tạo nên một khung cảnh tươi mới, đẹp đẽ.

Những từ ngữ trong bài thơ được chọn lọc cẩn thận, tạo nên sự mềm mại, dịu dàng như làn gió xuân nhẹ nhàng thổi qua. Đọc bài thơ, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân mà còn nhận ra sự tinh tế, tinh khôi trong từng câu thơ.

Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ mang đến cho người đọc cảm giác yên bình, hạnh phúc khi được ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là một bài thơ tuy nhỏ nhưng lại chứa đựng nhiều cảm xúc và tình cảm sâu sắc về mùa xuân, về cuộc sống.
1
0
Man
05/05/2024 12:21:41
+5đ tặng

Thanh Hải viết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời. Từ vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ liên tưởng đến mùa xuân đất nước. Cảm xúc ấy thể hiện chân thành và cảm động qua khổ thơ 2 và 3 của bài thơ.

Vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân chuyển hóa vào lòng người, gắn với hình ảnh con người lao động và chiến đấu:

“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”

Mùa xuân của đất nước càng thêm rạo rực với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình ảnh “người ra đồng”. Từ “lộc” biểu hiện của niềm hi vọng tươi sáng đang theo con người đi khắp nơi hay hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.

Khi xưa, trong đêm đen của kiếp sống nô lệ, nhà thơ Tố Hữu, một người con xứ Huế đã từng viết:

“Tôi nện gót trên đường phố Huế
Dửng dưng không một cảm tình chi
Không gian sặc sụa mùi ô uế
Như nước dòng Hương mãi cuốn đi”

Đó là Huế trong quá khứ nô lệ đen tối, lầm than. Trong hiện tại, Huế đã đổi khác, đang hối hả nhịp chiến đấu, xây dựng cùng đất nước. Không phải ngẫu nhiên trong khổ thơ lại xuất hiện hình ảnh“người cầm súng” và “người ra đồng”. Họ là những con người cụ thể, những con người làm nên lịch sử với hai nhiệm vụ cơ bản của đất nước ta trong suốt quá trình phát triển lâu dài: chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Mùa xuân đến mang đến tiếng gọi của những cố gắng mới và hi vọng mới, mang đến tiếng gọi của đất nước, của quê hương đang trên đà đổi thay, phát triển. Những tiếng gọi lặng lẽ tới từ mùa xuân làm thức dậy con người, làm trái tim con người như bừng lên rạng rỡ trong không khí sôi nổi của đất nước, của muôn cây cỏ đã đi theo người lính vào chiến trường, sát kề vai,đã cùng người lao động hăng say ngoài đồng ruộng.

Mùa xuân không những chắp thêm đôi cánh sức mạnh cho con người mà còn chuẩn bị cho con người những “lộc” non tươi mới, căng tràn nhựa sống. “Lộc” không chỉ là hình ảnh tả thực mà con mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. “Lộc” là nhành non chồi biếc của cỏ cây trong mùa xuân. Đối với người chiến sĩ, “lộc” là cành lá ngụy trang che mắt quân thù trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đầy cam go và ác liệt.

Đối với người nông dân “một nắng hai sương”, “lộc” là những mầm xuân tươi non trải dài trên ruộng đồng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu, là khát khao một cuộc sống ấm no, hạnh phúc sắp trở thành hiện thực. Nhưng đặc biệt hơn cả, “lộc” là sức sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi mới đầy mơ ước, lí tưởng, đầy những hoài bão và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, sôi nổi trong mỗi tâm hồn con người – tâm hồn của người lính dũng cảm, kiên cường nơi lửa đạn bom rơi – tâm hồn của người nông dân cần cù, hăng say tăng gia sản xuất. “Lộc” chính là thành quả hôm nay và niềm tin, hi vọng ngày mai.

Từ những suy nghĩ rất thực về đất nước, nhà thơ khái quát:

“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”

Bằng cách sử dụng điệp ngữ “tất cả”, các từ láy biểu cảm “hối hả”, “xôn xao”, nhịp thơ nhanh, nhà thơ đã khái quát được cả một thời đại của dân tộc. “Hối hả” diễn tả nhịp điệu khẩn trương, tất bật của những con người Việt Nam trong giai đoạn mới, thời đại mới, trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Còn “xôn xao” lại bộc lộ tâm trạng náo nức rộn ràng. Ý thơ khẳng định một điều: không chỉ cá nhân nào vội vã mà cả đất nước đang hối hả, khẩn trương sản xuất và chiến đấu. Tất cả đều náo nức, rộn ràng trong mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, của đất nước. Nhà thơ Thanh Hải đã rất lạc quan, say mê và tin yêu khi viết nên những vần thơ này.

Từ xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước khi bước vào mùa xuân, nhà thơ Thanh Hải đã có cái nhìn sâu sắc và tự hào về lịch sử bốn nghìn năm dân tộc:

“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”

Với nghệ thuật nhân hóa, Tổ quốc như một người mẹ tần tảo,vất vả và gian lao, đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm. Nhưng dù trở lực có mạnh đến đâu cũng không khuất phục được dân tộc Việt Nam:

“Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”.

(Huy Cận)

Đặc biệt, phép tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc: “Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước”. Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Điệp ngữ “đất nước” được nhắc lại hai lần thể hiện sâu sắc ý thơ: trải qua những gian truân, vất vả, đất nước vẫn toả sáng đi lên không gì có thể ngăn cản được.

Từ giọng thơ khoáng đạt, hình ảnh thơ kì vĩ, ta cảm nhận được niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. Âm thanh mùa xuân đất nước vang lên từ chính cuộc sống vất vả, gian lao mà tươi thắm đến vô ngần. Niềm tự hào về đất nước cứ lâng lâng chảy trào trong huyết mạch khiến nhà thơ bồi hồi nghĩ về bổn phận đối với nhân dân, với quê hương, đất nước, sống làm sao cho xứng đáng với truyền thống và lịch sử hào hùng của dân tộc mình. Khổ thơ đã khép lại nhưng cảm xúc mãi cuộn trào mãi không thôi

Với thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca, lời thơ giàu nhạc điệu, âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết, kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, khái quát, cấu tứ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùa xuân với các phép tu từ đặc sắc, khổ thơ 2 và 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thể hiện niềm tự hào lớn lao của Thanh Hải và lòng tha thiết yêu mến, ước muốn gắn bó với nhân dân, đất nước, với cuộc đời biết bao tươi đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thanh Huyền
05/05/2024 12:45:26
+4đ tặng
Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm văn học quý giá trong đó không thể không nhắc đến tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Bài thơ đã thể hiện hình ảnh thiên nhiên của đất nước khi vào xuân. Điều này được thể hiện rõ qua khổ thơ thứ hai và ba của bài. Mở đầu khổ thơ hai là hình ảnh của đất nước vào mùa xuân:

"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao..".

Nhà thơ đã thật tài tình khi đặt hai hình ảnh "người cầm súng" và "người ra đồng" ngay trong cùng một khổ thơ. Đây đều là những người làm nên màu xuân của đất nước. Nếu những người cầm súng là những người bảo vệ Tổ quốc, đem lại cuộc sống yên bình, ấm no cho nhân dân thì những người ra đồng lại là những người làm ra trái ngọt, hạt gạo để nuôi những "người cầm súng". Hơn thế nữa, các hình ảnh này còn được kết hợp với "lộc giắt đầy quanh lưng" và "lộc trải dài nương mạ". Điều này vừa làm nên cái hay, cái đẹp cho câu thơ vừa nhấn mạnh những gì mà hai con người này tạo ra chính là "lộc" của đất nước.

Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc "tất cả như" kết hợp với hai từ láy "hối hả" và "xôn xao" vừa tạo nhịp điệu cho câu thơ vừa thể hiện tâm trạng, cảm xúc của thi nhân. Đến khổ thơ thứ ba, tác giả đã bày tỏ niềm tự hào, niềm tin của mình vào một tương lai ngày mai tươi sáng, tốt đẹp:

"Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"

Cụm từ "bốn ngàn năm" đã thể hiện truyền thống lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Chưa dừng lại ở đó, với biện pháp so sánh cùng hệ thống tính từ "vất vả, gian lao" không chỉ khiến câu thơ thêm tính gợi hình, gợi cảm mà còn thể hiện những khó khăn, gian khổ mà đất nước đã và đang phải trải qua. Nhưng dù con đường ấy có chông gai như thế nào, thì đất nước ta vẫn tiến lên phía trước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×