Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về tà áo dài 

Thuyết minh về tà áo dài 
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
83
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam, được xem là biểu tượng của vẻ đẹp và sự truyền thống của dân tộc. Tà áo dài là một phần quan trọng của bộ trang phục này, tạo nên sự duyên dáng và quyến rũ cho người mặc.

Tà áo dài thường được làm từ những loại vải mềm mại như lụa, satin, chiffon, taffeta... và được thêu hoặc in họa tiết truyền thống như hoa sen, đào, mai... Tùy theo sở thích và phong cách của người mặc mà tà áo dài có thể được thiết kế dài hoặc ngắn, rộng hoặc ôm sát cơ thể.

Tà áo dài không chỉ đẹp mắt mà còn mang đến cho người mặc sự tự tin và quý phái. Trong các dịp lễ hội, tà áo dài thường được ưa chuộng để thể hiện vẻ đẹp truyền thống và tinh tế của người phụ nữ Việt Nam.

Tà áo dài cũng là một phần không thể thiếu trong các bộ sưu tập thời trang của các nhà thiết kế nổi tiếng, được biến tấu và cập nhật theo xu hướng mới nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.

Tóm lại, tà áo dài không chỉ là một trang phục truyền thống mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp và sự quý phái của người phụ nữ Việt Nam.
1
1
Thắng Phạm
05/05/2024 17:29:28
+5đ tặng

Nếu người Nhật đĩnh đạc và oai vệ với Kimono, người Hàn Quốc điệu đà và lộng lẫy với bộ Hanbok, Người Ấn Độ huyền bí với Sari thì người Việt Nam tinh tế và lịch thiệp trong tà áo dài truyền thống. Áo dài Việt Nam từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam.

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhiều người cho rằng hình dáng và kiểu cách của chiếc áo dài Việt Nam bắt nguồn từ chiếc áo sườn xám của người Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa có cơ sở để khẳng định điều đó. Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng một nghìn năm. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát có quy định chặt chẽ về trang phục phụ nữ: “đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở”. Chiếc áo dài lúc này vẫn chưa được xẻ tà.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng thay đổi và mang vẻ quyền quý hơn. Phụ nữ thành thị đã biến tấu thành áo dài ngũ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, thời trang cũng đi liền với diễn biến lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt. Khoảng những năm 1931 trở đi, làn sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thị hiếu của người dân đặc biệt là quan niệm thẩm mĩ đối với áo dài. Qua nhiều thời kỳ và giai đoạn biến đổi, áo dài mang nhiều cái tên và biến đổi về kết cấu. Áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt.

Khi mặc những chiếc áo dài, các cô gái thường chỉ cài cúc cạnh sườn. Phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng, lịch thiệp và kín đáo. Viên cố đạo người Italia tên là Bôri sống ở Việt Nam từ năm 1616 đến năm 1621 đã viết một tập kí sự, trong đó ông ghi những nhận xét về phụ nữ Việt Nam như sau: “Quần áo của họ có lẽ kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”.

Trải qua năm tháng, chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc. Đầu thế kỉ XX, phụ nữ Việt Nam chỉ mặc một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và chiếc quần hai ống dài thay thế dần chiếc váy. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài khi xưa may bằng vải cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo. Nhưng ngày nay còn được cách tân phối cùng chiếc chân váy dài tạo vẻ dịu dàng, thanh lịch.

Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Tà trước và sau được nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn, điểm chia hai tà áo trước – sau cũng trễ dưới eo. Điều khác biệt nhất là eo áo được nhấn nhẹ ôm khít, tà sẻ cao hơn trước. Áo dài khi mặc lên hơi sát vào bụng, nên trông như ngực nở ra tôn vinh lên rất nhiều.

Tay áo được tính từ vai. Tay áo không có cầu vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Cho đên nay, cấu trúc chiếc áo dài truyền thông tương đôi đã ổn định.

Khi Việt Nam tham gia khối APEC năm 2006, đại biểu của các nước đã mặc chiếc áo dài truyền thống của nước chủ nhà Việt Nam chụp một bức hình kỉ niệm. Ngày nay, với xu hướng phát triển của xã hội ngày càng năng động, cá tính, nhiều nhà thiết kế thời trang đã thiết kế chiếc áo dài tân thời theo lối phá cách, những chiếc áo dài ngắn tay thậm chí không có tay áo đi chung với những chiếc quần jean cá tính,… làm cho chiếc áo dài thêm năng động, trẻ trung nhưng không mất đi vẻ kín đáo, tế nhị.

Đối với phụ nữ Việt Nam trước dây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu đen, váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng thiên lý hay màu đào. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. Ngày nay, các mốt thời trang của nước ngoài đã du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hoàng Hiệp
05/05/2024 17:29:50
+4đ tặng

Nhắc đến trang phục thì phải nói rằng là ở bất kỳ quốc gia nào, bất kì dân tộc nào cũng đều có một trang phục truyền thống riêng của mình. Dân tộc Việt Nam chúng ta cũng thế dân tộc chúng ta có một trang phục truyền thống nổi tiếng thường được nghe đến với cái tên Áo Dài Việt Nam. Chiếc áo dài mang một vẻ đẹp rạng ngời, duyên dáng, dịu dàng và đậm đà bản sắc dân tộc. Chiếc áo góp phần tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua bao thời đại.

Từ khi được các bạn bè quốc tế yêu thích, chúng ta đã để lại ấn tượng sâu sắc vào tâm trí, góc nhìn của họ. Chuyện về sự ra đời của chiếc áo dài lại vào thời Vua Nguyễn. Sau khi đánh bại các phiến quân, bình định được Đàng Trong, năm 1765, chúa Nguyễn đã ban hành lệnh đổi mới về trang phục, cách ăn mặc của toàn dân ở Đàng Trong. Ban đầu chỉ nhằm mục đích phân biệt người dân với Đàng Ngoài.


Suốt những năm sau khi chiếc áo dài đầu tiên được ra đời có cấu tạo khá đơn giản áo cổ tay ngắn, cửa ống tay rộng hoặc hẹp. Phần vải trải dài từ cổ xuống chân ở cả sau và trước áo dành cho các người trong triều đình gọi là áo giao lĩnh.

Phát triển thêm một kiểu áo mới đáng chú ý nữa diễn ra vào thời Vua Minh Mạng. Năm 1828 truyền thống về trang phục vẫn tiếp tục với loại áo dài có tên áo dài ngũ thân. Sau suốt quá trình đổi mới đã được hoàn thiện làm tăng thêm vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Từ thời ấy đến bây giờ là loại thông thường hiện nay được các cô gái mặc vào ngày tết hoặc dịp lễ.

Cấu tạo loại thông thường hiện nay gồm 3 phần chính: cổ áo cao từ 4-5cm có lót vải cứng ở trong cho đứng. Tiếp theo là phần tay áo dài đến cổ phần vai đến cổ tay to đến hẹp dần, thân áo gồm 2 thân trước và sau, dài từ vai xuống cổ chân dành cho học sinh cũng có loại ngắn hơn chỉ vừa tới hông của người phụ nữ. Có nút cài ở giữa áo kéo dài từ phần cổ áo xuống cuối đuôi áo ở thân trước và nút cài chéo từ cổ xuống nách kết bằng vải.

Chất liệu thông thường là làm từ lụa tơ tằm hoặc lụa tổng hợp. Có một vài chi tiết làm từ vải mỏng làm cho áo dài của dân tộc ta hết sức đẹp đẽ. Ngày nay, chiếc áo dài được cách tân rất nhiều chi tiết để phù hợp với cuộc sống mới và sở thích của mỗi người nhưng những nét căn bản của nó vẫn được gìn giữ cẩn thận. Chiếc Áo Dài thực sự đã đi vào đời sống dân tộc và nhân dân thế giới, trở thành một nét đẹp văn hóa không bao giờ phai mờ.

Chiếc áo dài truyền thống là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam ta là một loại trang phục quen thuộc đơn giản mà được các bạn bè quốc tế trên thế giới yêu mến. Chiếc áo dài là tượng trưng cho quê hương đất nước con người Việt Nam là nét đẹp tâm hồn người phụ nữ cũng giống như những cấu tạo của chiếc áo nhìn đơn sơ giản dị nhưng thân thương kỉ niệm gắn bó với con người Việt Nam.

0
0
Đinh Tuệ Nhi
05/05/2024 20:58:50
+3đ tặng

Chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng, 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tấm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà"... hình ảnh ấy đã đi vào bức họa tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×