Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sinh học - Lớp 10
05/05 22:13:03
Giải bài có thưởng!

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chu kì tế bào? Khi đề cập đến mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây là không đúng?

                            ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 10
I.                 Trắc nghiệm
Câu 1:Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chu kì tế bào?
A. Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chất chu kì.
B. Chu kì tế bào là hoạt động sống chỉ diễn ra ở sinh vật đa bào.
C. Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào.
D. Kết quả của chu kì tế bào là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành 2 tế bào con.
Câu 2:Khi đề cập đến mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào, phát biêu nào sau đây là không đúng?
A. Sự nhân đôi của AND và NST ở pha S tạo điều kiện cho sự phân chia nhân ở nguyên phân.
B. Pha G1 tổng hợp các chất cần thiết cho sự nhân đôi DNA ở pha S.
C. Các pha trong chu kì tế bào có mối quan hệ mật thiết với nhau, pha phía trước sẽ tổng hợp các chất cần thiết để pha phía sau diễn ra.
D. Nếu không có pha S, tế bào vẫn thực hiện quá trình nguyên phân.
Câu 3: Khi đề cập đến mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào, phát biêu nào sau đây là không đúng?
A. Sự nhân đôi của AND và NST ở pha S tạo điều kiện cho sự phân chia nhân ở nguyên phân.
B. Pha G1 tổng hợp các chất cần thiết cho sự nhân đôi DNA ở pha S.
C. Các pha trong chu kì tế bào có mối quan hệ mật thiết với nhau, pha phía trước sẽ tổng hợp các chất cần thiết để pha phía sau diễn ra.
D. Nếu không có pha S, tế bào vẫn thực hiện quá trình nguyên phân.
Câu 4:Cho các phát biểu sau:
1. Sử dụng thực phẩm an toàn.    
2. Thăm khám sức khỏe định kì.
3. Bảo vệ môi trường, hạn chế các tác nhân gây đột biến.
4. Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá.
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về các biện pháp hạn chế, phòng chống xuất hiện các bệnh ung thư?
A. 3.    B. 2            C. 4.                D. 1.
Câu 5: Trong công nghệ tế bào, người ta dùng tác nhân nào để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh?
  1. tia tử ngoại.                                     B. tia hồng ngoại.
C. tia X .                                 D. hocmôn sinh trưởng.
Câu 6: Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây?
     A   .Đỉnh sinh trưởng.                             B. bộ phận rễ.
C. bộ phận thân.                                        D. cành lá.
Câu 7: Trong công đoạn của công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo
  1. cơ thể hoàn chỉnh.                        B. cơ quan hoàn chỉnh.
C. mô sẹo.                               D. mô hoàn chỉnh.
Câu 8: Trong ứng dụng di truyền học, Đôli là sản phẩm của phương pháp?
A.  gây đột biến.                   B. sinh sản hữu tính.
 C. nhân bản vô tính.                     D. biến dị tổ hợp.
 Câu 9:  Mô sẹo là mô
  1. gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
B   gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
  1. gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có kiểu gen tốt.
  2. gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen tốt.
Câu 10:Cho các phát biểu sau đây về đặc điểm của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật thường có kích thước nhỏ.
(2) Phần lớn vi sinh vật có cấu trúc đa bào, một số khác là tập đoàn đơn bào.
(3) Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi, ngoại trừ môi trường nước.
(4) Vi sinh vật có khả năng sinh trưởng rất chậm nhưng sinh sản rất nhanh.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1                 B. 2.                C. 3.                            D. 4.
Câu 11: Nhóm nào sau đây không phải vi sinh vật?
A. Vi khuẩn.                                      B. Tảo đơn bào.
C. Động vật nguyên sinh                D. Rêu.
Câu 12: Sự giống nhau giữa vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật hóa tự dưỡng là
A. sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng
B. sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ
C. sử dụng nguồn năng lượng là chất hữu cơ
D. sử dụng nguồn carbon là CO2
Câu 13 : Cho các phương pháp sau đây:
(1) Phương pháp định danh vi khuẩn
(2) Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi
(3) Phương pháp phân lập vi sinh vật
(4) Phương pháp nuôi cấy
Trong các phương pháp trên, số phương pháp được sử dụng để nghiên cứu vi sinh vật là
A.  1.               B. 2                 C. 3.                            D.  4.
Câu 14. Cho các ví dụ sau:
(1) Sản xuất nước nước mắn
(2) Nước tương
(3) Triglyceride phân giải thành Glycerol và Acid béo
(4) Nucleic phân giải thành các nucleotide
Phân giải lipid là
A. (1)                          B. (2)            C. (3)              D. (4)
Câu 15. Ghép các kiểu dinh dưỡng ở cột A với nguồn carbon tương ứng với nó ở cột B.
Cột A: Kiểu dinh dưỡng
 
Cột B: Nguồn carbon
 1. Quang tự dưỡng
 
a. CO2
 2. Hóa tự dưỡng
 
b. Chất vô cơ
 3. Quang dị dưỡng
 
c. Chất hữu cơ
 4. Hóa dị dưỡng
 
d. Ánh sáng
 
    A. 1-d, 2b, 3-d, 4-c.    B. 1-a, 2-a, 3-c, 4-c.  C. 1-d, 2b, 3-a, 4-c.     D. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.
Câu 16. Cho các phát biểu sau đây về kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng.
(2) Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất vô cơ.
(3) Vi sinh vật hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ chất hữu cơ.
(4) Vi sinh vật hóa dị dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
    A. 1.    B. 2.    C. 3.    D. 4.
Câu 17. Cho các phát biểu sau đây về kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật quang tự dưỡng và quang dị dưỡng sử dụng nguồn carbon giống nhau.
(2) Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ chất vô cơ.
(3) Vi sinh vật hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO2.
(4) Vi sinh vật hóa dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là CO2.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?
    A. 1.    B. 2.    C. 3.    D. 4.
Câu 18. Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật nào sau đây dùng để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một số nhóm vi sinh vật?
    A. Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.
    B. Phương pháp nuôi cấy.
    C. Phương pháp phân lập vi sinh vật.
    D. Phương pháp định danh vi khuẩn.
Câu 19 : Sinh trưởng ở vi sinh vật là
A. sự gia tăng khối lượng cơ thể vi sinh vật.
B. sự gia tăng kích thước cơ thể vi sinh vật.
C. sự gia tăng về số lượng loài của quần thể vi sinh vật.
D. sự gia tăng về số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật.
 Câu 20 : Trong nuôi cấy không liên tục, chất độc hại tích lũy nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt ở pha
A. tiềm phát                            .B. cân bằng.
C. suy vong.                           D. lũy thừa.
Câu21: Thời gian thế hệ của Vi khuẩn E. coli ở 37 độ C là bao nhiêu?
A. 20 phút.             B.2 phút.              C.20 giây.                            D.2 tiếng.
Câu 22: Công thức tính tổng số tế bào sau n lần phân chia của vi sinh vật là?
A. N=No+ 2n.
B. N= No x 2n.
C. N= No x n2..
D. N= No x 2n.
Câu 23: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục diễn ra gồm mấy pha?
A. 2.                                              B.3.                             C.4.                             D.5.
Câu 24: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục diễn ra gồm mấy pha?
A.1.                   B2.                                C.3                    D.4.    
Câu 25: Thứ tự các pha của sự sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục?
A. Tiềm phát - Lũy thừa - Cân bằng - Suy vong.
B. Tiềm phát - Cân bằng - Lũy thừa - Suy vong.
C. Tiềm phát - Lũy thừa - Suy vong - Cân bằng.
D. Tiềm phát - Cân bằng - Suy vong - Lũy thừa
Câu 26. Sản phẩm tạo ra từ công nghệ vi sinh vật có đặc điểm như thế nào?
A. An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành cao, hiệu quả lâu dài.
B. Gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả tức thời.
C. Gây hại cho người sử dụng nên giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài.
D. An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài.
Câu 27. Phát biểu nào dưới đây đúng về công nghệ vi sinh vật?
.(1) Là lĩnh vực quan trọng của công nghệ sinh học.
(2) Gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả tức thời.
(3) An toàn, thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài.
(4) Là công nghệ sử dụng vi sinh vật và dẫn xuất của nó để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống con người.
A. (1), (2), (3).                     B. (1), (2), (4). 
C. (1), (3), (4).                     D. (2), (3), (4).
Câu 28. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật là gì?
A. Dựa trên đặc điểm các chất vi sinh vật như: kích thước lớn, sinh trưởng, phát triển nhanh,…
B. Dựa trên đặc điểm các chất vi sinh vật như: sinh trưởng, phát triển nhanh, chỉ sống được ở một môi trường duy nhất.
C. Dựa trên đặc điểm các chất vi sinh vật như: kích thước nhỏ, sinh trưởng, phát triển nhanh,…
D.Dựa trên đặc điểm các chế phẩm hóa học để sản xuất các loại phân bón.
Câu 29. Vi sinh vật có những đặc điểm gì mà được dùng để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người?
A. Kích thước lớn, dễ quan sát.                
B. Thời gian sinh trưởng, phát triển chậm.
C. Chỉ sống được ở một môi trường.
D. Có hình thức dinh dưỡng đa dạng. 
Câu 30. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật là dựa trên đặc điểm các chất vi sinh vật như: (1) kích thước hiển vi; (2) thời gian sinh trưởng nhanh; (3) môi trường sống khá hạn chế; (4) có hình thức dinh dưỡng đa dạng; (5) quá trình tổng hợp và phân giải các chất; (6) khả năng trao đổi chất với môi trường kém.
Số phát biểu đúng là:
A. 4.                               B. 3.              C. 2.              D. 1.
Câu 31 : Trong những đặc điểm sau, những đặc điểm nào thuộc của sinh sản phân đôi ở vi sinh vật nhân sơ?
I. Gặp ở xạ khuẩn.
II. Phân tử DNA của tế bào mẹ nhân đôi, tế bào kéo dài ra tách thành 2 phần bằng nhau và tạo thành 2 cơ thể con.
III. Phân tử DNA nhân đôi nhiều lần, sợi khí kéo dài và cuộn lại hình thành bào tử, bào tử rơi xuống đất, nảy mầm và mọc thành hệ sợi nấm.
IV. Là hình thức sinh sản phổ biến ở vi khuẩn.
V. Có bản chất là phân bào trực phân.
A. II, IV, V. B. I, III, V.            C. I, III, IV.                              D. I, II, IV.
Câu 32:Chất nào dưới đây là thuốc kháng sinh?
(1) Cồn - iodine
(2) Penicillin
(3) Thuốc tím
(4) Streptomycin
A. (1), (2)                    B. (2), (3).      C. (3), (4).                  D. (2), (4).
Câu 33: Cho các thành tựu sau đây:
(1) Công nghệ vi sinh sản xuất phân bón.
(2) Công nghệ vi sinh sản xuất thuốc trừ sâu.
(3) Kháng sinh tự nhiên.
(4) Chế phẩm sinh học xử lí rác thải.
Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ vi sinh là:
A. 1.                B.  2.                                      C.3.                 D.  4.
Câu 34:Trong việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn, sản xuất kháng sinh được dựa trên cơ sở khoa học nào?
A. Một số vi sinh vật có khả năng tạo ra chất độc hại cho sâu hại
B. Vi sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ
C. Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất
D. Một số vi sinh vật có khả năng phân giải protein
 Câu 35: Việc sản xuất các amino acid quý như glutamic acid, lysine dựa vào khả năng nào sau đây của vi sinh vật?
A. Phân giải chất hữu cơ.
B. Làm vector chuyển gene.
C. Sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt.
D. Tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 36: Ngành nghề nào sau đây có liên quan đến công nghệ vi sinh vật nhiều hơn các ngành nghề còn lại?
A. Giáo viên.
B. Bác sĩ.
C. Nhà dịch tễ học.
D. Dược sĩ.
Câu 37 :Hệ gen của virus là:
A. DNA hoặc RNA                                       B. DNA, RNA,protein
C. RNA, protein                                               D. Nucleocapsit
Câu 38: Các đơn vị cấu tạo nên vỏ capsid của virus là
A. capsomer.                           B. glycoprotein. 
C. glycerol.                             D. nucleotide.
 Câu 39: Virus trần là
A. virus có nhiều lớp vỏ protein bao bọc.
B. virus chỉ có lớp vỏ ngoài, không có lớp vỏ trong.
C. virus có cả lớp vỏ trong và lớp vỏ ngoài.
D. virus không có lớp vỏ ngoài.
Câu 40: Chọn câu đúng nhất. Vì sao virus không được công nhận là thực thể sống hoàn chỉnh?
A.    Do virus kí sinh nội bào.
B.    Do virus không sinh trưởng và sinh sản.
C.    Do virus không có bào quan.
D.    Do virus có kích thước siêu nhỏ.
Câu 41: DNA virus có dạng sợi đơn hay sợi kép?
A.    Chuỗi đơn.
B.    Chuỗi kép.
C.    Chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.
D.    Chuỗi đơn cùng chuỗi kép.
Câu 42: RNA virus có dạng sợi đơn hay sợi kép?
A.    Chuỗi đơn.
B.    Chuỗi kép.
C.    Chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.
D.    Chuỗi đơn cùng chuỗi kép.
Câu 43: Đơn vị cấu tạo của vỏ capsid?
A.    Capsomer.
B.    Capasi.
C.    Captomor.
D.    Captoreal.
Câu 44: Lớp vỏ ngoài của virus có tên là?
A.    Enternal.
B.    Envelope.
C.    Enino.
D.    Enverlos.
Câu 45: Lớp vỏ ngoài có cấu tạo là?
A.    Lớp đơn phospholipid và protein.
B.    Lớp đơn phospholipid.
C.    Lớp kép phospholipid.
D.    Lớp kéo phospholipid và protein.
II. Tự luận
  1. Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
  2. Phân biệt chu trình tan và chu trình tiềm tan của vius
  3. Giải thích vì sao virus chỉ xâm nhập vào xâm nhập vào TB của vật chủ nhất.
0 trả lời
Hỏi chi tiết
88
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
II. Tự luận
1. Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
2. Phân biệt chu trình tan và chu trình tiềm tan của virus.
3. Giải thích vì sao virus chỉ xâm nhập vào tế bào của vật chủ nhất.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Sinh học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo