Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên là: Nghị luận.
Câu 2: Theo tác giả, biết lắng nghe là:
Không chỉ đơn giản là tránh ngắt lời người khác khi họ đang nói hay chưa nói dứt câu mà
còn là sự sẵn lòng lắng nghe mọi suy nghĩ của người đối diện
(Dạng câu hỏi "theo tác giả..." bạn chỉ cần tìm trong văn bản rồi ghi ra là được)
Câu 3: Phép liên kết trong đoạn văn (3) là: phép lặp.
"Trở thành người biết lắng nghe... những người biết cách lắng nghe"
Tác dụng của phép lặp này là:
Nhấn mạnh tính chất quan trọng của việc lắng nghe. Bằng cách lặp lại cụm từ này, tác giả tác giả nhấn mạnh vào vấn đề trở thành một người biết lắng nghe không chỉ là một hành động tôn trọng đối phương mà một phong cách sống tốt đẹp.
(Dạng câu hỏi này có cách làm như sau:
1. Chỉ ra phép liên kết là gì?
2. Ghi lại đoạn văn đã thể hiện phép liên kết ấy.
3. Giải thích tác dụng của phép liên kết (không được ghi quá dài, tối thiểu 2 câu).
Câu 4. Em đồng tình với ý kiến "Tất cả chúng ta đều thích nói chuyện với những người biết cách lắng nghe". Vì lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Không đơn thuần là việc nghe và hiểu những gì người khác nói mà còn bao gồm cả sự tôn trọng và đồng cảm với họ. Lắng nghe thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực như ánh mắt, cử chỉ hay hành động để thể hiện việc quan tâm và tôn trọng câu chuyện của họ. Vậy nên, những người biết lắng nghe luôn được yêu thích và được đánh giá cao trong xã hội.
(Dạng câu hỏi "em có đồng tình với ý kiến...?" làm như sau:
1. Trả lời "đồng tình/không đồng tình"
2. Trích lại lời nói
3. Phân tích đề (giải thích, dẫn chứng, kết luận). --> trình bày từ 5 đến 6 câu
==> Dạng câu hỏi này tương tự như nghị luận xã hội 200 chữ trong các bài thi nên cần kĩ lưỡng khi giải bài.)