Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Một số bệnh về thị giác và cách phòng bệnh đó?

Một số bệnh về thị giác và cách phòng bệnh đó?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
43
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Một số bệnh về thị giác phổ biến bao gồm cận thị, viễn thị, đục thủy tinh thể, đau mắt, viêm kết mạc, đau đầu do căng thẳng mắt, và đục thủy tinh thể. Để phòng tránh bệnh về thị giác, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

1. Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mạnh và tia UV bằng cách đeo kính râm khi ra ngoài.
2. Thực hiện các bài tập mắt để giữ cho cơ mắt luôn linh hoạt và khỏe mạnh.
3. Hạn chế sử dụng điện thoại di động và máy tính trong thời gian dài, và thường xuyên nghỉ ngơi mắt sau mỗi khoảng thời gian sử dụng.
4. Duy trì một chế độ ăn uống cân đối và giàu vitamin A, C, E và khoáng chất để bảo vệ mắt khỏi các bệnh liên quan đến thị giác.
5. Thường xuyên kiểm tra mắt và thăm khám chuyên khoa để phát hiện sớm các vấn đề về thị giác và điều trị kịp thời.
1
0
Chou
06/05 11:34:49
+5đ tặng
1. Dị ứng mắt
Dị ứng mắt (viêm kết mạc dị ứng) là tình trạng mắt bị một loại chất gây dị ứng như mỹ phẩm, bụi, khói, lông động vật… bám vào mắt gây kích thích màng nhầy bao phủ mắt. Cũng có nguyên nhân dị ứng mắt theo mùa nhất là vào mùa Xuân và mùa Thu khi trong không khí có nhiều loại phấn hoa.

Biểu hiện thông thường nhất của dị ứng mắt là hiện tượng ngứa, đỏ, xốn, sưng… Nghiêm trọng hơn có thể gây tổn thương mắt, đe dọa thị lực, gây viêm mãn tính, thậm chí vĩnh viễn làm hỏng giác mạc.

2. Tật khúc xạ
Tật khúc xạ xảy ra do độ dài của nhãn cầu, sự thay đổi hình dạng của giác mạc hoặc do sự lão hóa tự nhiên của mắt. Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị xảy ra trong độ tuổi từ 40-50.

tật khúc xạ ở mắt

Theo thống kê của Viện thị giác Brien Holden tại Việt Nam vào năm 2015, có tới 15-40% người Việt Nam mắc tật khúc xạ tương ứng khoảng từ 14 đến 36 triệu người.

3. Nhược thị (chứng giảm thị lực)
Nhược thị là hiện tượng thị lực ở một trong hai mắt bị giảm do mắt và não không “hiểu nhau”. Bộ não vì một lý do nào đó không thể nhận biết được những hình ảnh mà mắt truyền đến.

Thông thường, nhược thị chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi gây giảm thị lực ở cả hai mắt. Nguyên nhân dẫn đến nhược thị bao gồm lác mắt, cận thị, viễn thị hoặc loạn thị nhưng hiếm khi gây ra bởi các bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể.

4. Lẹo mắt
Lẹo mắt (mụn lẹo) là tình trạng nhiễm khuẩn cục bộ gây sưng đỏ xung quanh rìa bờ mi, có thể xảy ra ở mặt trong hoặc mặt ngoài mí mắt. Mụn lẹo thường đi kèm với mủ.

Các triệu chứng thường thấy của lẹo mắt là đau, ngứa, đỏ và sưng với một mụn mủ nhỏ. Người mắc bệnh cũng có thể cảm thấy bị kích ứng, cộm ngứa do mụn sưng cọ vào.

Cách giảm kích ứng tức thì là chườm ấm vùng lẹo trong khoảng 10 phút. Thực hiện khoảng sáu lần mỗi ngày. Nếu mủ lẹo bị vỡ, bạn nên làm sạch nhẹ nhàng bằng xà bông dành cho trẻ và nước để tránh lan sang những vùng khác. Nếu lẹo ngày càng to, gây đau đớn, hoặc ảnh hưởng đến tầm nhìn, cần đi khám tại các chuyên khoa mắt.

5. Viêm bờ mi
Viêm bờ mi (viêm mí mắt) có thể xảy ra bên ngoài (trước) hoặc bên trong (sau) mí mắt. Các triệu chứng viêm bờ mi bao gồm ngứa rát, sưng đỏ, có vảy ở lông mi, bong da quanh mí mắt, cảm giác có sạn trong mắt hoặc mờ mắt.

Nguyên nhân phổ biến của viêm bờ mi là do rối loạn tuyến tiết nhờn của mí mắt, nhiễm khuẩn hoặc các tình trạng viêm da khác (da đầu, lông mày). Điều trị bao gồm vệ sinh mí mắt, làm sạch thường xuyên, lau nhẹ, sử dụng hỗn hợp nước và dầu gội trẻ em. Các trường hợp nặng của viêm bờ mi có thể cần thuốc kháng sinh hoặc steroid.

6. Đau mắt đỏ (viêm kết mạc)
Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ thường được gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus nhưng cũng có thể đến từ chất kích thích (hóa chất, chất ô nhiễm hoặc chất gây dị ứng).

Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già. Bệnh dễ lây và có thể thành dịch vào mùa Xuân Hè.

Để phòng chống lây bệnh và nhiễm trùng, người bị đau mắt đỏ nên rửa tay thường xuyên, không dùng chung thuốc nhỏ mắt, mỹ phẩm, khăn tắm hoặc khăn lau.

7. Hội chứng thị giác màn hình
Trong các bệnh về mắt thì hội chứng thị giác màn hình được xem là bệnh của thời đại. Hội chứng này xảy ra với nhóm người có số giờ tiếp xúc quá lâu với các thiết bị màn hình phẳng như máy tính, điện thoại… 

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Zyntran
06/05 11:40:16
+4đ tặng
1. Dị ứng mắt

Dị ứng là bệnh phổ biến thường gặp nhất ở mắt. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng mắt như tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, chất độc, không khí, bụi, phấn hoa, thực phẩm… Khi dị ứng mắt sẽ trở nên đỏ, ngứa và gây khó chịụ.

2. Tật khúc xạ

Tật khúc xạ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề về thị giác, điển hình là các triệu chứng cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị.

 

Cận thị là một trong những bệnh lý tật khúc xạ ở mắt

Giải thích nguyên nhân của tật khúc xạ BSCKI. Đoàn Thu Hiền - Trưởng chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: “Mắt chúng ta có thể nhìn được các vật khác là do khi có ánh sáng đi qua giác mạc đến võng mạc sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ trong mắt. Khi mắt không có khả năng hội tụ một cách chính xác những tia sáng từ vật vào mắt đúng trên võng mạc thì gọi là mắt có tật khúc xạ. Tật khúc xạ xảy ra do độ dài của nhãn cầu, sự thay đổi hình dạng của giác mạc hoặc do lão hóa tự nhiên của mắt và những người này thường sẽ phải đeo kính để điều chỉnh thị lực giúp mắt nhìn rõ các vật.”

3. Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Tuy là một bệnh lành tính nhưng đau mắt đỏ lại có khả năng lây nhiễm cao từ người này sang người khác qua đường hô hấp, dịch tiết hay dùng chung đồ vật… và dễ bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp hạn chế lây lan.

Đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, vi khuẩn, virus xâm nhập qua tay bẩn hoặc thậm chí là do dị ứng.

Bệnh gây đau, sưng, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, mắt nhiều gỉ, có thể giảm thị lực... Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, từ trẻ em, người lớn tới người già và có thể bị tái đi tái lại nhiều lần do cơ thể không sản sinh ra miễn dịch trọn đời với bệnh viêm kết mạc.

4. Viêm bờ mi mắt

Là một bệnh lý mạn tính rất phổ biến hay gặp ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh dù ít nguy hiểm nhưng lại gây rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân như ngứa, cộm xốn, cảm giác bỏng rát, khô mắt,…

Nguyên nhân gây viêm bờ mi mắt có thể do: Rối loạn chức năng tuyến Meibomian, khô mắt, nhiễm nấm/ ký sinh trùng/ vi khuẩn trên mí mắt.

5. Chắp, lẹo mắt

Chắp, lẹo mắt là bệnh lý khá phổ biến do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính. Những người bị chắp, lẹo mắt, mi mắt thường sưng nhẹ, ngứa và hơi đỏ. Sau khoảng 3 đến 4 ngày chỗ đau nổi lên một khối to cỡ hạt gạo. Nếu để mụn lẹo mưng mủ và vỡ, lâu ngày sẽ gây ứ phù màng tiếp hợp.

 

Chắp, lẹo mắt là bệnh lý khá phổ biến

6. Viêm loét giác mạc

Giác mạc là lớp mô trong suốt ngoài cùng, cho phép ánh sáng đi qua của mắt nên phải tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Thông thường, nước mắt sẽ giúp làm sạch giác mạc nhưng nếu mức độ gây khuẩn vượt quá khả năng làm sạch của nước mắt hoặc những vết thương cực nhỏ gây ra bởi kính áp tròng, dụi mắt cũng có thể sẽ gây viêm loét giác mạc. Đặc biệt, việc thiếu vitamin A trong các khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày là nguyên nhân chính gây loét giác mạc

Viêm loét giác mạc nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mù vĩnh viễn.

7. Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể hay còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm khô, hay cườm đá: là hiện tượng thủy thủy tinh thể trong mắt bị mờ đục không còn trong suốt gây giảm thị lực, nhìn mờ thậm chí có thể dẫn tới mù lòa.

Có nhiều nguyên nhân gây đục thủy tinh thể bao gồm: mắc các bệnh khác tại mắt tái đi tái lại nhiều lần (viêm màng bồ đào…), chấn thương mắt, tiếp xúc với tia tử ngoại, yếu tố di truyền… tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu được phát hiện nhiều nhất là do lão hóa.

Đục thủy tinh thể thường hình thành ở cả hai mắt nhưng bệnh không bao giờ xảy ra cùng một lúc ở cả hai mắt, bệnh có thể dễ dàng được loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật mổ đục thủy tinh thể.

8. Tăng nhãn áp

Chứng tăng nhãn áp là nguyên nhân thứ 2 gây hiện tượng mù vĩnh viễn trên thế giới. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi và những người có tiền sử gia đình bị bệnh tăng nhãn áp có nguy cơ cao mắc bệnh hơn những người khác.

Nguyên nhân chính của chứng tăng nhãn áp là sự gia tăng áp lực của chất lỏng trong mắt khiến dây thần kinh thị giác bị hỏng làm ảnh hưởng tới thị lực của mắt.

Bệnh tăng nhãn áp có thể xảy ra đột ngột mà không có triệu chứng,vì vậy hãy thường xuyên đi khám mắt định kỳ để phòng tránh, phát hiện bệnh.

9. Viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào gây viêm bên trong mắt khiến mắt trở nên sưng đỏ. Bệnh có thể lây lan, phá hủy mắt rất nhanh và thậm chí gây mù nếu không được điều trị sớm và điều trị kịp thời.

Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu như AIDS, viêm khớp dạng thấp, viêm loét dạ dày dễ bị viêm màng bồ đào.

Triệu chứng của bệnh: mắt hơi đỏ, nhìn ánh nắng bị chói, đau hoặc viêm sâu bên trong. Những triệu chứng trên có thể lặp đi lặp lại, không rõ ràng, vì thế nếu thấy mắt có dấu hiệu bất thường thì hãy ngay lập tức đi khám tại các bệnh viện mắt hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa mắt gần nhất.

10. Thoái hóa điểm vàng (ARMD hoặc AMD)

Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm) là nguyên nhân gây mất thị lực hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 50% các trường hợp khiếm thị. Bệnh liên quan nhiều đến tuổi tác, thường gặp ở những người trên 50 tuổi, tuy không gây mù hoàn toàn nhưng sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng đọc, lái xe, nhận dạng màu sắc.

 

Thoái hóa điểm vàng (ARMD hoặc AMD)

Điều nguy hiểm hơn là thoái hóa điểm vàng thường chỉ được phát hiện khi đã có tiến triển nặng do bệnh không có triệu chứng vì thế rất khó để phát hiện bệnh.

*Phòng bệnh

Nếu không được chăm sóc đúng cách, đôi mắt sẽ yếu dần và rất có thể sẽ gặp phải những bệnh kể trên. Hãy bỏ túi ngay những mẹo sau để có được một đôi mắt sáng, khỏe, đẹp.

- Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết: Thực phẩm giàu axit béo omega-3, lutein, kẽm và vitamin A, C và E;

- Đeo kính bảo vệ mắt: Đeo kính râm khi ra đường giúp hạn chế sự tác động của tia UV ảnh hưởng tới mắt, hoặc đeo kính cận, viễn, loạn thị với số phù hợp;

- Khi làm việc nhiều với máy tính, nên sử dụng loại kính chống ánh sáng xanh để chống lại tác động từ ánh sáng điện tử tới mắt.

- Tránh dụi mắt, để không làm xước giác mạc, khi bụi bay vào mắt hãy nhỏ nước mắt để dị vật chảy ra;

- Đắp dưa leo và nghỉ ngơi hợp lý giúp mắt giải tỏa stress, đồng thời cải thiện vùng bọng mắt;

- Khám mắt định kỳ 3-6 tháng/lần, nhất là người có bệnh lý, người trên 60 tuổi, hoặc khi mắt có biểu hiện bất thường;

- Khi gặp các vấn đề về mắt như mờ/lệch nếp mí, sa da mi, sa cung mày, sẹo mi,... cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc da mi, phẫu thuật tái tạo sự cân bằng và thẩm mỹ cho mi mắt khi cần.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo