Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam
- Phong trào “Đồng khởi” giành được thắng lợi đã làm phá sản chiến lược chiến tranh điển hình của đế quốc Mĩ, buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
- “Chiến tranh đặc biệt” là một hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ được tiến hành bằng quân đội ngụy dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị và phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam.
* Chỗ dựa của “chiến tranh đặc biệt” là ngụy quân, ngụy quyền và ấp chiến lược.
- Để thực hiện chiến tranh đặc biệt đế quốc Mĩ đã:
+ Đề ra kế hoạch Xtalay-Taylo với nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng bằng một loạt các biện pháp:
+ Tăng cường lực lượng và khả năng cơ động của quân nguỵ trong các cuộc hành quân tiêu diệt quân giải phóng, tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”.
+ Đầu 1964, Mĩ đùng kế hoạch Giônxơn Mác Namara thay thế cho kế hoạch Xtalay - Taylo, đẩy mạnh chiến tranh đặc biệt nhằm bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng hai năm.
- Thực hiện các kế hoạch nổi trên, Mĩ tăng cường viện trợ cho quân Diệm, đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự, vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại. Áp dụng những chiến thuật mới “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận”. Xây dựng hệ thống “Ấp chiến lược” coi đây là quốc sách trong “chiến tranh đặc biệt” hòng biến miền Nam thành một trại tập trung khổng lồ, thực hiện cái gọi là “tát nước bắt cá” để đàn áp tiêu diệt phong trào cách mạng.
Như vậy, Mĩ đã dấn thêm một bước trong quá trình phiêu lưu quân sự xâm lược miền Nam. Tiến hành chiến tranh Đông Dương Mĩ áp dụng những thủ đoạn mới, nguy hiểm và dã man hơn hòng đạt được mục tiêu chiến lược của chúng ở miền Nam Việt Nam. Song đó đều là những thủ đoạn phi nghĩa nên không thể tránh khỏi sự thất bại đau đớn.