Bộ luật được ban hành dưới thời vua Gia Long có tên gọi là gì
Câu 1. Bộ luật được ban hành dưới thời vua Gia Long có tên gọi là gì?
A. Quốc triều hình luật. C. Hình thư.
B. Hoàng Việt luật lệ. D. Hình luật.
Câu 2. Với Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), Triều đình nhà Nguyễn đã
A. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
B. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì.
C. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kì.
D. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và một phần Trung Kì.
Câu 3. Ý nào không đúng về hành động của nhà Nguyễn sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?
A. Ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì.
B. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Kì và Trung Kì
C. Đề nghị Pháp đưa quân ra Bắc Kì.
D. Cử người thương thuyết với Pháp để chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
Câu 4. Một trong những chính sách đối ngoại nổi bật của Triều Nguyễn là:
A. Duy trì mối quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng.
B. Khước từ mối quan hệ với nhà Thanh (Trung Quốc).
C. Khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu - Mỹ, kể cả nước Pháp.
D. Thực hiện chính sách bang giao hoà hiếu với nhiều nước trên thế giới.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896)?
A. Pháp có ưu thế hơn về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.
B. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.
C. Phong trào không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
D. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo và đường lối đấu tranh đúng đắn.
Câu 6. Thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?
A. Năm 1857. B. Năm 1862
C. Năm 1859. D. Năm 1858.
Câu 7. Đêm mùng 4 rạng sáng ngày 5/7/1885 diễn ra sự kiện nào dưới đây?
A. Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi, xuống chiếu Cần vương.
B. Phái chủ chiến tấn công Pháp ở tòa Khâm sứ và Đồn Mang Cá.
C. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
D. Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và đưa đi đày ở An-giê-ri.
Câu 8. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta đầu tiên ở địa phương nào?
A. Hà Nội. B. Thuận An (Huế).
C. Đà Nẵng. D. Gia Định.
Câu 9. Nét nổi bật của kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là gì?
A. Kinh tế phát triển chậm, lạc hậu và ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
B. Kinh tế có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
C. Ngành nông nghiệp và công nghiệp khai khoáng phát triển mạnh.
D. Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền.
Câu 10. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là:
A. khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Ba Đình. D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 11. Công trình kiến trúc nổi tiếng được xây dựng dưới thời Nguyễn, hiện nay đã được UNESCO ghi danh là
A. Cửu đỉnh ở Kinh thành Huế.
B. Kinh thành Huế.
C. đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh).
D. chùa Tây Phương (Hà Nội).
Câu 12. Địa bàn bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế ở đâu?
A. Vùng Bắc Ninh - Bắc Giang.
B. Vùng Phủ Lạng Thương.
C. Yên Thế (Bắc Giang).
D. Vùng núi tỉnh Bắc Giang lan sang vùng chân núi Tam Đảo.
Câu 13. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”?
A. Nguyễn Trung Trực.
B. Trương Định.
C. Võ Duy Dương.
D. Nguyễn Hữu Huân
Câu 14. Mâu thuẫn cơ bản, bao trùm trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là:
A. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
B. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
C. mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản Pháp và tư sản người Việt.
D. mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.
Câu 15. Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi
A. kí với nhà Nguyễn hai bản hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.
B. triệt hạ được mọi hành động của phái chủ chiến trong triều đình.
C. dập tắt được các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam.
D. thiết lập được bộ máy cai trị của chính quyền thực dân ở khắp ba kì
Câu 16. Phong trào Đông du được khởi xướng và tổ chức bởi:
A. Phan Bội Châu. B. Nguyễn Tất Thành.
C. Phan Châu Trinh. D. Huỳnh Thúc Kháng.
Câu 17. Mục tiêu hướng tới trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là.
A. Trung Quốc
B. Nhật Bản
C. Các nước phương Tây
D. Các nước châu Âu, Châu Phi và châu Mỹ
Câu 18. Ý nào không đúng về những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong hành trình tìm đường cứu nước từ năm 1911 đến năm 1917?
A. Trực tiếp lao động, làm nhiều nghề để kiếm sống, kết hợp tìm hiểu thực tế.
B. Tích cực hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước.
C. Tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
D. Tích cực tìm hiểu về Cách mạng tháng Mười Nga.