Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khoa học - Lớp 5
07/05 21:30:14

Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường, nêu những việc cần làm để bảo vệ môi trường

Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường, nêu những việc cần làm để bảo vệ môi trường
2 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
33
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Chúng ta cần bảo vệ môi trường vì môi trường là nguồn tài nguyên quý giá của cuộc sống, nó cung cấp cho chúng ta không khí trong lành, nước sạch, thực phẩm và nhiều dịch vụ sinh thái khác. Bảo vệ môi trường cũng giúp giữ gìn sự cân bằng sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học và ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Để bảo vệ môi trường, chúng ta cần thực hiện những việc sau:

1. Tiết kiệm năng lượng: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm thiểu sử dụng các nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ.

2. Giảm thiểu sử dụng nhựa và chất độc hại: Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa một lần và chất độc hại, thay thế bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

3. Tăng cường tái chế và tái sử dụng: Phân loại rác thải và tái chế các vật liệu có thể tái chế, giảm thiểu lượng rác thải đưa vào môi trường.

4. Bảo vệ đa dạng sinh học: Bảo vệ các loài động vật và thực vật quý hiếm, hạn chế sự tàn phá môi trường sống của chúng.

5. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường: Tham gia các chiến dịch, hoạt động bảo vệ môi trường như làm sạch môi trường, trồng cây, giảm thiểu ô nhiễm.

Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của chính phủ mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Chúng ta cần hành động ngay từ bây giờ để bảo vệ môi trường cho tương lai của chúng ta và thế hệ sau.
2
0
dũng
07/05 21:31:16
+5đ tặng
Ở Việt Nam, tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 định nghĩa về môi trường  bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

Qua đó, môi trường mang chức năng là nguồn cung ứng tài nguyên quan trọng như: cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh hoc và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh sái từ “Rừng tự nhiên”; cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn hải sản từ “Nguồn thuỷ vực”; cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm từ “Động, thực vật”; cung cấp không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió để duy trì các hoạt động trao đổi chất; cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất như: xăng, dầu mỏ… Không những thế, môi trường còn là nơi các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt, sản xuất. Dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác, các chất thải sẽ được phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào các quá trình sinh địa khác. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc thì vi sinh vật sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân huỷ dẫn đến chất lượng môi trường giảm và môi trường sẽ bị ô nhiễm.

Môi trường còn là nơi cung cấp cho con người các chỉ thị không gian, tín hiệu cũng như đưa ra các tín hiệu báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và các sinh vật sống trên Trái đất như: bão, động đất, núi lửa… Ngoài ra, môi trường còn cung cấp và lưu giữ cho loài người các nguồn gen, các loài động, thực vật, các hệ sinh thái, cảnh quan có giá trị về văn hoá và tôn giáo.

Theo đó, có thể thấy môi trường là nguồn khai thác các nguồn tài nguyên, năng lượng quý giá để phục vụ cho quá trình hoạt động, sản xuất và trong cuộc sống như: đất, nước, không khí, khoáng sản, năng lượng ánh sáng, gió… cũng như các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch.

Hiện tượng nóng lên của Trái Đất tác động mạnh mẽ tới môi trường sống của con người. Cụ thể, khi nhiệt độ tăng cao sẽ làm bang tan, kéo theo mực nước biển cũng tang theo; các cơn bão gia tăng hàng năm; làm suy giảm sức bảo vệ của tầng Ozon. Không những thế, một số loài động vật không kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết có thể dẫn đến tuyệt chủng.

Khi môi trường bị ô nhiễm, cuộc sống của con người sẽ bị đe doạ và ảnh hưởng nặng nề. Con người dễ mắc các bệnh về phổi, tim mạch, gan… trẻ em sẽ bị giảm trí thông minh… Do đó, việc bảo vệ và cải thiện môi trường hiện nay là việc làm vô cùng cấp thiết để cứu lấy hành tinh và thế hệ mai sau.

“Bảo vệ môi trường” là trách nhiệm của tất cả mọi người

Không phải trách nhiêm của riêng cá nhân hay tập thể nào, mà là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phần lớn con người chưa ý thức được tại sao phải bảo vệ hay làm thế nào để góp phần bảo vệ môi trường – đó là nguyên nhân chính dẫn đến môi trường sống của con người và những loài động vật đang dần bị huỷ hoại nặng nề.
 


Đứng trước nguy cơ môi trường bị xâm hại nặng nề bởi con người, hệ thống pháp luật Việt Nam đã xây dựng các Luật để góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ những lợi ích của Nhà nước, của cộng đồng và xã hội. Cụ thể, vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường như sau:

Là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó những nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường sẽ được phổ biến một cách rộng rãi và có tính bắt buộc thực hiện. Khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo vệ cho pháp luật được thi hành, trừng phạt đảm bảo cho pháp luật bảo vệ môi trường cũng như các lĩnh vực pháp luật khác được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

Là cơ sở pháp lí cho việc quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường.  Điều này đã được nêu rõ tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Nhà nước thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, lập quy hoạch bảo vệ môi trường, xây dựng tiềm lực cho hoạt động bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương”.

Là cơ sở pháp lí cho hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc thanh tra giám sát được thực hiện thường xuyên, nhà nước định kì hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Việc xử lí vi phạm được áp dụng cho mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có những hành vi vô ý hay cố tình vi phạm các quy định nhà nước trong lĩnh vực môi trường.

Là cơ sở pháp lí cho công tác bảo vệ môi trường. Theo những quy định của pháp luật, công tác bảo vệ môi trường được các cá nhân, tổ chức thực hiện một cách khoa học, có hiệu quả, có tác động to lớn đến công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhờ có pháp luật, nhà nước mới kịp thời phát hiện, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi sai lệch, gây tổn hại đến môi trường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Minh
07/05 21:33:25
+4đ tặng
-Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, bao gồm không khí, nước, đất và các sinh vật sống. Môi trường rất quan trọng đối với sự phát triển tồn tại của con người và các sinh vật khác.
 -những việc cần làm để bảo vệ môi trường
Sử dụng các sản phẩm, vật dụng có chất liệu từ thiên nhiên.
Hạn chế dùng chai nhựa một lần.
Tiết kiệm điện, nước, tắt khi không sử dụng.
Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.
Ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng.
Trồng cây xanh.
Không thả bong bóng bay, đèn lồng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo