Đến với Thạch Lam, chúng ta đến với một nhà văn có tư tưởng tiến bộ thật sự đồng cảm và biết sẻ chia cuộc sống của những người lao động nghèo khổ. Những tác phẩm truyện ngắn của ông vừa có truyện lại như không có cốt truyện, rất khó để tóm tắt, chỉ là những mẩu truyện nhỏ nhưng đằng sau đó lại là những bài học ấm áp về tình người. Câu chuyện “ Đứa con đầu lòng” là một tác phẩm như thế, nó đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em về nhân vật người bố trẻ Tân.
Vợ Tân sinh con, ban đầu đứa trẻ đỏ hỏn nên Tân không có tình cảm với nó, mọi thứ vẫn cứ dửng dưng như không, chưa có gì thay đổi. Trong khi em bé tắm là những thay đổi tích cực trong tâm tưởng của Tân. Những đối thoại giữa các nhân vật với nhau rất kiệm lời, thưa thớt mà thay vào đó là những suy nghĩ miên man. Ngắm nhìn đứa con lọt lòng tắm, Tân thấy trong lòng có những cảm xúc thật kỳ lạ “thấy một cảm tưởng lạ, không rõ rệt, nảy nở trong lòng. Nhưng cái rúm thịt động đậy, cái mầm sống nhỏ mọn và yếu ớt kia hình như không có một chút liên lạc gì với chàng cả. Tân không thấy cảm động như chàng tưởng, và cũng không thấy có một cảm tình gì đối với đứa con mới đẻ”. Đó là những cảm giác rất thật của một người đàn ông với những đứa con mới đẻ. Rõ ràng vì không mang nặng đẻ đau, lại là con đầu nên Tân chưa thể có cảm giác với những đứa con cũng là điều dễ hiểu. Người đọc không trách Tân mà hoàn toàn thông cảm với tâm lý, tình cảm của chàng trai này.
Dần dần Tân cũng làm quen với việc gia đình mình có thêm thành viên mới, song với Tấn vẫn chưa hề có cảm nhận rõ rệt với đứa trẻ “Vả lại chàng cũng không nghĩ sâu xa gì về sự đó, chỉ thoáng qua trong trí mà thôi”. Chính những suy nghĩ của chàng trai này khiến người đọc càng băn khoăn và quyết tâm phải theo dõi đến tận cùng câu chuyện để hiểu thêm về chàng trai này, để xem cuối cùng liệu Tân có yêu thương đức trẻ ấy hay không.
Tình tiết câu chuyện được đẩy lên đến đỉnh điểm khi Tân khó chịu vì phải giúp vợ tắm cho con. Người đọc vừa thương lại vừa giận người bố trẻ này vì chẳng mảy may rung động với đứa con dứt ruột của mình, nếu có chỉ là rung động khẽ nhưng “Tân thấy trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy”. Người đọc thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng Tấn cũng thấy gắn bó, thấy tình yêu của mình gửi gắm trong đó.
Vượt lên tính chất chỉ là một câu chuyện mang tính gia đình, Đứa con đầu lòng còn là câu chuyện của hiện thực của cuộc sống. Từ tình cảm của Tân với đứa con mới nở câu chuyện đã gợi ra bao suy nghĩ về con người và sự sống của họ, về những tâm sự rất đời, rất thực . Trong những truyện ngắn được sáng tác năm 1930 -1945 thì tính đời và mới mẻ của “Đứa con đầu lòng” lại mới hơn cả so với những tác phẩm cùng thời và những tác phẩm của Thạch Lam. Và câu chuyện nhân tình thế thái, những bài học triết lí của ông dành cho người đọc cũng hết sức nhẹ nhàng, không đao to búa lớn nhưng sức lan tỏa thì không hề kém cạnh.
Việc chào đón một sinh mệnh vốn dĩ là niềm vui và hạnh phúc rất lớn của đời người. Nhưng với những người đàn ông đặc biệt là những người còn trẻ như Tâ thì đối diện với đứa con đầu lòng không hề dễ dàng. Ngay kể cả những người mẹ trẻ, thì với họ một đứa trẻ chào đời cũng là một thứ gì đó rất khác lạ, phải mất một thời gian con người ta mới có thể tiếp nhận được chứ đừng nói đến Tấn. Ban đầu người đọc cũng cảm thấy khó chịu khi Tấn không hề có cảm tình với đứa bé “Tân nhìn đứa bé, không thích một chút nào. Cái thân hình ngắn ngủi và chân tay khẳng khiu của nó làm chàng khó chịu không muốn để ý đến”. Tân không xúm xít quanh vào đứa bé, chỉ hỏi những câu hỏi làm vợ chạnh lòng ““Nhưng sao cái đầu nó dài thế nhỉ. Tôi trông nó thế nào ấy”, “Mà hình như một mắt to, một mắt nhỏ”. Phải trải qua một quãng thời gian tương đối dài để tiếp nhận, để học cách thích nghi mới có thể bồi đắp tình cảm với đứa trẻ. Chàng kịp nhận ra vẻ đẹp đáng nâng niu của con chàng: “Đứa bé tắm rửa sạch sẽ trông hồng hào như đánh phấn. Cái bàn tay mập mạp xinh xắn của nó nắm chặt lấy tay mẹ như để cầu sự âu yếm và che chở”. Từ đây con với Tân thực sự đã là một - một tình cảm thiêng liêng ấm áp khiến Tân cảm thấy diệu kỳ. Tân cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu xa của sự sống, và nhận thấy chính cái bé nhỏ, hèn mọn hàng ngày phá hoại cuộc đời”.
Đến với truyện ngắn này, đến với nhân vật Tân, người đọc thấy được những phát hiện thật tinh tế của nhà văn trên từng trang văn. Khai thác từ những điều nhỏ nhặt nhất, những góc khuất sâu kín trong tâm hồn con người, Thạch Lam đã có những phân tích tinh tế, tỉ mỉ về tính cách của nhân vật. Cốt truyện nhẹ nhàng, bàng bạc chất thơ với đề tài đời thường, trang văn của Thạch Lam để lại những dư vị sâu sắc trong lòng người đọc