Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích và đánh giá về hình ảnh mẹ Lê trong đoạn trích trên

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người dàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác:

mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ây người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiêc giường nan đã gây nát. Mùa rét thì giải ô rơm đây nhà, mẹ con cùng năm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc.

Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi.

Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy đề đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ây, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mây đông xu vê nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con

Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thê mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đó1. Tuy vậy, cũng có những ngày vui vé. Những ngày năng âm trong năm, hay những buối chiêu mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngôi chơi ở trước cửa nhà.

Các người hàng xóm cũng làm như thê. Các bà mẹ ngôi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi rũ tóc tìm chây ngoài bóng năng. Bác Lê đem thăng Hi, con Phún ra gọt tóc cho chùng no băng một cái mảnh chai sắc. Thăng cả ngôi đan lại cái lờ, còn những đưa khác chơi quanh gân đây. Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đâu - bác ta bao là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại - nên bác lây phầm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giông mẹ con đàn gà, mà những con gà con ngươi ta bôi xanh lên đâu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê vẽ đan con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:

- Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.
 

Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu:

- Mất bớt đi cho nó đỡ tội!

Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá về hình ảnh mẹ Lê trong đoạn trích trên.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.376
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong đoạn văn trên, hình ảnh của mẹ Lê được mô tả như một người phụ nữ mạnh mẽ và kiên cường, đối diện với cuộc sống khó khăn và nghèo đói. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, mẹ Lê vẫn luôn cố gắng nuôi dưỡng và che chở cho tất cả mười một đứa con của mình. Mặc dù nhà cửa của mẹ Lê lụp xụp và thiếu thốn, nhưng tình yêu thương và sự hy sinh của bà dành cho con cái không bao giờ thiếu. Mẹ Lê được mô tả như một người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường và yêu thương, luôn cố gắng giữ cho gia đình đoàn kết và hạnh phúc dù trong hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, mẹ Lê cũng được mô tả như một người mẹ quan tâm và yêu thương con cái, đặc biệt là con trai út ốm yếu, thể hiện sự quan tâm và lo lắng đặc biệt của mình đối với con.
0
0
giúp tt chéo
08/05/2024 21:32:05
+5đ tặng

Nhà mẹ Lê” là một câu chuyện hiện thực nhưng giàu tính nhân đạo của Thạch Lam. Không xuất hiện những người tốt cứu giúp, cũng không có một kết cục tốt đẹp những khi đọc truyện, người đọc đều cảm thấy trên thế gian thực chất lòng người vẫn còn tồn tại.

Bác Lê là một người phụ nữ nghèo khổ, sống một mình và nuôi 11 người con. Khốn khổ là vậy nhưng bác vẫn không bỏ con bỏ cái, cả cuộc đời làm lụng và đến cuối cùng, nguyên nhân gây ra cái chết cho bác cũng là do đói quá, phải đi xin cơm. Những đứa con và cuộc sống hàng ngày của gia đình bác được tác giả miêu tả sống động và chân thật. Điểm nhấn của những cảnh đó chính là việc những ký ức hiện về đẹp đẽ, tìm niềm vui trong khó khăn khi thi thoảng sẽ được ăn no.

Gia cảnh khó khăn của mẹ Lê là một trong những tình huống thường gặp của những người bình dân trong xã hội hiện đại. Nhà văn Thạch Lam đã khéo léo miêu tả một cách chân thật và đầy xúc cảm gia cảnh của mẹ Lê, gửi gắm những thông điệp về sự khó khăn, những thử thách trong cuộc sống cùng với tinh thần kiên cường, bền bỉ và lòng hy vọng. Việc miêu tả nhân vật mẹ Lê cũng là một cách để tác giả truyền tải thông điệp về sự đoàn kết, sự giúp đỡ nhau trong xã hội.

Lòng nhân đạo của Thạch Lam được thể hiện trong truyện qua 2 chi tiết. Đầu tiên, chính là lòng người luôn hướng thiện. Dù rơi vào tình cảnh khốn khổ và nghèo đói, người mẹ vẫn không bỏ rơi những đứa con của mình. Trong những ngày tăm tối ấy, bà Lê vẫn luôn vui vẻ, kiếm được miếng nào hay miếng đó. Con người không bị tha hóa do đói nghèo hay đau khổ. Thứ hai, khi bà mất, những người hàng xóm có lẽ chẳng phải ruột rà máu mủ lại sẵn sàng giúp đỡ. Khi đó, việc góp tiền mua một cái ván gỗ đã thể hiện lòng người và bản tính con người chưa hề mất đi.

Thạch Lam kể chuyện không giống bất cứ tác giả nào thời bấy giờ. Truyện của ông vừa hiện thực, phũ phàng nhưng vẫn thể hiện được tình người trong từng câu chữ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×