Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giả sử em là chàng trai trong câu chuyện, hãy viết hai đến ba câu nói lên suy nghĩ của mình, sau khi biết sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng

Đọc thầm câu chuyện sau:
CHIẾC KÉN BƯỚM
Chàng thanh niên nọ tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm, anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu. Đã hàng mấy tiếng đồng hồ rồi mà cũng không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm và khô héo như chiếc lá cháy sém dưới sức nóng của ánh mặt trời. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa! Có một điều mà chàng thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay được ngay khi thoát ra ngoài.
Các bạn ạ, nếu ta quen chọn sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm ẩn mà mỗi người phải qua rèn luyện mới có và chẳng bao giờ ta có thể lớn lên được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. (Theo nguồn Hạt giống tâm hồn)
( Theo nguồn: Hạt giống tâm hồn.)
Bài 2. (1 điểm) Giả sử em là chàng trai trong câu chuyện, hãy viết hai đến ba câu nói lên suy nghĩ của mình sau khi biết sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Bài 3. (1 điểm) Dựa vào sự hiểu biết của em về ý nghĩa câu chuyện, em hãy đặt một tựa đề khác cho câu chuyện trên. Viết tựa đề em đặt vào dòng dưới đây:
.............................................................................................................................................II. Kiến thức từ và câu:
Bài 1. (1 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
a. Cho 2 câu văn: Chàng thanh niên nọ tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm, anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ”.
Từ anh ta trong câu thứ hai thuộc từ loại nào?
A. Danh từ; B. Đại từ; C. Động từ; D. Quan hệ từ.
b. Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
Nếu ta quen chọn sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm ẩn mà mỗi người phải qua rèn luyện mới có và chẳng bao giờ ta có thể lớn lên được.
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ;
B. Ngăn cách các từ ngữ cùng làm vị ngữ;
C. Ngăn cách các từ ngữ cùng làm chủ ngữ;
D. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Bài 2. (1 điểm)
Em hãy gạch chéo giữa các vế câu, sau đó gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ, 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu của câu văn sau:
“Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên,
đôi cánh thì nhăn nhúm.”
Bài 3. (1 điểm). Cho cân văn:
Có một điều mà chàng thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay được ngay khi thoát ra ngoài”.
a. Dấu hai chấm trong câu văn trên có tác dụng gì?
Viết câu trả lời của em vào dòng dưới đây:
..............................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
b. Em hãy viết một câu văn có sử dụng dấu hai chấm mà tác dụng dấu hai chấm trong câu đó khác với câu trên.
..............................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
78
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài 2: Nếu em là chàng trai trong câu chuyện, em sẽ nghĩ rằng việc giúp đỡ chú bướm không phải lúc nào cũng là cách tốt nhất. Sự khó khăn và nỗ lực để vượt qua chính là điều cần thiết để trưởng thành.

Bài 3: Tựa đề em đặt cho câu chuyện trên có thể là "Học hỏi từ sự khó khăn và nỗ lực".

Bài 1:
a. B. Đại từ
b. A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

Bài 2:
"Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm."

Bài 3:
a. Dấu hai chấm trong câu văn trên có tác dụng là giúp làm rõ hoặc mở rộng ý nghĩa của câu trước đó.

b. Ví dụ: "Sự khó khăn và nỗ lực là điều cần thiết để trưởng thành: đó là quy luật của tự nhiên."
0
0
gl
11/08 20:32:09
+ Trong cuộc sống, con người thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Đó chính là dịp để con người trưởng thành, là tiền đề dẫn đến thành công.

+ Sự giúp đỡ không đúng lúc, đúng chỗ sẽ khiến người khác mất cơ hội rèn luyện bản thân, không có kĩ năng đối mặt với những khó khăn.

+ Cần phê phán lối sống dựa dẫm, thiếu nghị lực vươn lên.

Một cậu bé nhìn thấy cái kén của con bướm. Một hôm cái kén mở ra một khe nhỏ. Cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng nó có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu bé lấy cái kéo và cắt cái khe của cái kén cho to hẳn ra.

       Con bướm chui ra được ngay. Nhưng cơ thể nó bị phồng lên, cánh của nó co lại. Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả.

       Thực tế, con bướm đó sẽ không bao giờ bay được. Cậu bé, dù tốt bụng nhưng vội vàng, đã không hiểu rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải nỗ lực thoát ra là điều kiện tự nhiên để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén.


   

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×