Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

NÚI  RỪNG TRƯỜNG SƠN SAU CƠN MƯA

Mưa ngớt hạt rồi dần dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách mướp, trôi dạt cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, những con dũi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu dang những đôi cánh lớn, giũ nước phành phạch. Cất lên những tiếng khô sắc, chúng nhún chân bay lên làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời. Một dải mây mỏng mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn.

Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.

            *Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh  vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Câu văn nào nêu được ý chính của bài ?

A. Mưa ngớt hạt, rồi dần tạnh hẳn.

B. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền.

C. Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.

2. Những hình ảnh nào được tả sau cơn mưa ?

A. Mây xám đục, tia nắng, nước mưa;những chú chồn, con dũi, vòm lá, chim Klang, những chỏm núi, những  dải mây, mưa dầm rả rích.

B. Trời, núi tím biếc, mây ôm ấp dải núi

C. Mây xám đục, tia nắng, nước mưa;những chú chồn, con dũi; vòm lá, chim Klang, những chỏm núi, những  dải mây.

3. Câu văn: “Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?Nêu tác dụng của biện pháp đó.

 

 

4. Trong bài văn trên, tia nắng được miêu tả bằng cách nào?

A. Dùng động từ chỉ trạng thái của người để tả về tia nắng

B. Dùng tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả tia nắng

C. Dùng đại từ chỉ người để tả tia nắng

5. Trong các câu nào dưới đây, "rừng" được dùng với nghĩa chuyển?

A. Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh

B. Ngày 2-9, đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa

C. Một rừng người về đây dự ngày giỗ tổ Hùng Vương

6. Từ nào không đồng nghĩa  với từ "rọi" trong câu : “ Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống” ?

A. chiếu                          B. nhảy                 C. toả

7.Từ "rách mướp" thuộc từ loại nào?

A. Danh từ                     B. Động từ            C. Tính từ      

8. Em có cảm nhận gì về hình ảnh núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa?

 

 

 

9. Đặt 2 câu ghép miêu tả cơn mưa ( 1 câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, 1 câu  so sánh)

 

 

 

 

10. Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: với ; nhưng ; và (mỗi quan hệ từ đặt một câu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
97
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. C. Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.

2. A. Mây xám đục, tia nắng, nước mưa; những chú chồn, con dũi, vòm lá, chim Klang, những chỏm núi, những dải mây, mưa dầm rả rích.

3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là so sánh. Tác dụng của biện pháp này là tạo ra hình ảnh sinh động, mạnh mẽ, giúp người đọc hình dung được cảnh vật một cách rõ ràng.

4. A. Dùng động từ chỉ trạng thái của người để tả về tia nắng.

5. B. Ngày 2-9, đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa.

6. B. nhảy

7. C. Tính từ

8. Hình ảnh núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa được miêu tả như một cảnh vật bừng tỉnh, đầy sức sống mới, với màu sắc tươi tắn và hứng khởi.

9. - Cơn mưa như những người bạn thân thiết, ôm ấp, quấn quýt.
- Cơn mưa rơi như những dòng nước mềm mại, êm ái.

10. - Với tia nắng ấm áp, cảnh vật trở nên sáng sủa.
- Nhưng mây xám vẫn còn che phủ bầu trời.
- Và chim Klang vẫn cất lên tiếng hót vui vẻ.
0
0
hin
25/07 07:51:10
1. C. Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.
2. A. Mây xám đục, tia nắng, nước mưa; những chú chồn, con dũi, vòm lá, chim Klang, những chỏm núi, những dải mây, mưa dầm rả rích.
3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là so sánh. Tác dụng của biện pháp này là tạo ra hình ảnh sinh động, mạnh mẽ, giúp người đọc hình dung được cảnh vật một cách rõ ràng.
4. A. Dùng động từ chỉ trạng thái của người để tả về tia nắng.
5. B. Ngày 2-9, đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa.
6. B. nhảy
7. C. Tính từ
8. Hình ảnh núi rừng Trường Sơn sau cơn mưa được miêu tả như một cảnh vật bừng tỉnh, đầy sức sống mới, với màu sắc tươi tắn và hứng khởi.
9.
- Cơn mưa như những người bạn thân thiết, ôm ấp, quấn quýt.
- Cơn mưa rơi như những dòng nước mềm mại, êm ái.
10.
- Với tia nắng ấm áp, cảnh vật trở nên sáng sủa.
-Nhưng mây xám vẫn còn che phủ bầu trời.
-Và chim Klang vẫn cất lên tiếng hót vui vẻ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×